Đầu tháng 12 vừa qua, trong chuyến đi miền Tây, Đinh Công Tương bất ngờ phát hiện được một số cổ vật vô cùng quý hiếm, có giá trị văn hóa từ hàng trăm đến hàng nghìn năm lưu lạc ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Trong đó, phải kể đến tượng nữ thần Khmer Nam Bộ từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 12 với những đường nét chạm trổ độc đáo, mang đậm dấu ấn tín ngưỡng tâm linh.
Tượng nữ thần của đồng bào Chăm (văn hóa Óc Eo), thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 9 được Đinh Công Tường mua của một gia đình người nông dân ở Long An. Bên cạnh đó còn có lu cây mai, lu Biên Hòa, thế kỷ 19, 20… trôi dạt về tận Bến Tre và có nguy cơ biến mất.
Trong số các cổ vật được tìm thấy đợt này, đáng chú ý là chiếc gối đầu dành cho thái tử trong cung vua được đúc bằng gốm từ thế kỷ 19, bên trái và phải có khắc dòng chữ Hán, dịch ra tiếng Việt là: “Gia hòa sanh quý tử / môn thiện xuất cao nhân”. Các nhà nghiên cứu văn hóa nhận định, đây là chiếc gối duy nhất còn lại ở Việt Nam.
Những cổ vật mà Đinh Công Tường tìm thấy đã lưu lạc và bị chôn vùi dưới lòng đất, lòng sông hoặc nằm trong đống đổ nát của những gia đình nông dân miệt vườn, chúng bị bào mòn qua thời gian và lãng quên trong tiềm thức của con người. Đau đáu và trăn trở về văn hóa thời đại, cả cuộc đời mình, Đinh Công Tường sẽ tiếp tục hành trình đi tìm “giá trị văn hóa” cho dân tộc.
|
Tượng nữ thần của đồng bào Khmer có niên đại hàng nghìn năm. |
|
Đinh Công Tường bên kho đồ cổ vô giá của mình. |
|
Tượng nữ thần của đồng bào Chăm. |
|
Bộ cổ vật vừa được tìm thấy dưới đáy biển. |
|
Bình gốm trên một trăm năm. |
Theo CAND