Che kín luồng khí lưu thông
Bếp điện thường có diện tích nhỏ, gọn gàng nên nhiều gia đình tận dụng tối đa các khoảng trống gần bếp để sắp xếp đồ đạc và vô tình làm cản luồng khí lưu thông tản nhiệt cho bếp. Việc này sẽ làm bếp bị quá nhiệt trong khi nấu cũng như hơi ẩm mấu trong quá trình nấu sẽ dễ đọng lại trong bếp hơn gây ra chập điện, hỏng hóc.
Đặt bếp sát mép tường
Khi nấu nướng, bếp điện sản sinh ra một lượng nhiệt rất lớn. Do đó, nếu đặt bếp quá sát tường, nhiệt lượng sẽ không thể phân tán ra môi trường xung quanh khiến bếp quá nóng, hơi nước dễ tích tụ, gây hư hại cho bếp và nguy cơ cháy nổ cao.
Nấu ở nhiệt độ cao liên tục
Việc duy trì việc nấu liên tục ở nhiệt độ cao sẽ dẫn tới quá tải, giảm tuổi thọ của bếp.
Nhiệt độ của bếp điện thường cao hơn bếp gas rất nhiều do đó, bạn nên để bếp "nghỉ ngơi". Sau khi xào nấu một món nào đó ở nhiệt độ cao hãy để bếp nguội bớt rồi mới tiếp tục chế biến món khác.
Rút điện ngay khi vừa nấu xong
Một số người cho rằng rút nguồn điện của bếp khi vừa nấu xong sẽ giúp tiết kiệm điện. Tuy nhiên đây là một sai lầm vô cùng nghiêm trọng. Bếp điện được thiết kế có chế độ tự làm mát. Nếu bạn ngắt điện, quạt gió sẽ sẽ ngừng hoạt động khiến thời gian làm nguội bếp kéo dài hơn. Về lâu dài sẽ làm bếp bị giảm tuổi thọ.
Sau khi sử dụng xong, bạn nên ấn nút off để tắt bếp. Đợi ít nhất 30 phút mới ngắt nguồn điện.
Vệ sinh bếp ngay sau khi sử dụng xong
Bếp điện kỵ nước, do đó không được dùng khăn ướt để lau chùi bếp. Đặc biệt, vệ sinh bếp khi còn nóng tiềm ẩn nguy cơ gây chập mạch điện, cháy nổ, điện giật.
Theo Thanh Huyền/Khoevadep