Các mã cổ phiếu bị cắt margin chủ yếu là do thuộc diện cảnh báo, thuộc diện kiểm soát, lỗ sau thuế tại báo cáo tài chính bán niên soát xét hoặc đang trong diện bị đình chỉ giao dịch.
|
Ảnh minh họa |
Trong đó, 6 doanh nghiệp thuộc nhóm có khả năng bị hủy niêm yết là CTCP Nhựa Đà Nẵng, CTCP In Sách Giáo khoa Hòa Phát, CTCP Lilama 45.3, CTCP Lilama 69-1, CTCP Lilama 69-2, CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An.
Một số cổ phiếu nằm trong danh sách do lợi nhuận sau thuế năm 2023 trên BCTC tổng hợp soát xét hoặc của cổ đông công ty mẹ tại BCTC kiểm toán năm 2023 là số âm, có thể kể đến: AAV, BCC, BTS, ECI, HCT, HDA, HEV, HOM, ICG, LDP, MBG… Phần lớn, các mã này đến từ các nhóm ngành xây dựng và giáo dục.
Riêng 2 mã API, KTT còn thêm lý do tổ chức phát hành có báo cáo tài chính riêng và hợp nhất bán niên năm 2023 có ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của tổ chức kiểm toán. Cùng chung “số phận” này có mã DVG của CTCP Đại Việt Group DVG và SRA của CTCP SARA Việt Nam.
Một số doanh nghiệp khác như API, CTC, FID, KTS, KTT, LCD, MHL, SD6, SMT, VE8 ghi nhận lỗ sau thuế 06 tháng tại báo cáo tài chính bán niên năm 2023.
Trong danh sách, cổ phiếu MHL gây chú ý với lý do chậm công bố thông tin Báo cáo tài chính bán niên soát xét năm 2023 quá 5 ngày so với hạn quy định. Tổ chức còn ghi nhận lỗ sau thuế 6 tháng và lỗ sau thuế chưa phân phối trên BCTC cho kỳ kế toán 6 tháng. Đồng thời, HNX đưa cổ phiếu MHL vào diện hạn chế giao dịch, đình chỉ giao dịch.
Như vậy, trong Q2/2024 có 69 mã chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ trên HNX, giảm 20 mã so với Q2/2024.
Thảo Nhi