Hé lộ bí kíp vợ chồng trẻ chi tiêu Tết chỉ với 10 triệu đồng

Google News

Mặc dù vợ chồng trẻ này đã biếu Tết ông bà nội ngoại 5 triệu đồng và chỉ còn 5 triệu tiêu Tết nhưng cái Tết vẫn đủ đầy, đầm ấm tại nhà riêng.

Đó chính là kế hoạch chi tiêu Tết của vợ chồng nhà chị Chu Cẩm Thúy, ở Sơn Tây, Hà Nội.
2 vợ chồng chị Thúy đều làm nhà nước nên chỉ có lương, không có thưởng Tết. Vì thế Tết năm nào vợ chồng chị cũng tính toán chi tiêu Tết tiết kiệm nhất.
Tuy thế cái Tết của nhà chị dù đã chắt bóp nhất có thể vẫn phải chi khoảng 10 triệu đồng.
Bà mẹ 2 con này cho biết thường mua sắm những khoản sau:
Tiền biếu Tết nội ngoại: 5 triệu đồng
Năm nào cứ mỗi dịp Tết đến, vợ chồng chị lại dành 1 khoản biếu bố mẹ chồng, bố mẹ vợ. Thông thường chị Thúy dành khoảng 3 triệu biếu bố mẹ chồng, còn 2 triệu biếu nhà ngoại tiêu Tết.
"Vợ chồng mình thường nghỉ Tết muộn nên biếu bố mẹ 1 khoản tiền nhỏ để ông bà có thể chi tiêu thêm. Còn năm nào khi về Tết, bố mẹ chồng cũng đều đã chuẩn bị mua sắm hết đồ cho Tết rồi", chị Thúy nói.
He lo bi kip vo chong tre chi tieu Tet chi voi 10 trieu dong
Mẹ con chị Chu Cẩm Thúy 
Tiền lì xì cho người già và trẻ nhỏ: 2 triệu đồng
Do gia đình cũng không khá giả nên vợ chồng chị Thúy chỉ để dành số tiền khoảng 2 triệu đồng mừng tuổi người già và lì xì cho trẻ.
Với ông bà 2 bên, vợ chồng chị mừng tuổi 200k/người. Còn trẻ nhỏ thì cứ nhét phong bao 10k, 20k để mừng tuổi lấy may.
Tiền mua đồ ăn cúng Tất niên và hóa vàng tại nhà riêng: 1,5 triệu đồng
Tết đến, do vợ chồng chị Thúy đã có nhà riêng trên Hà Nội nên năm nào chiều 29 Tết anh chị cũng mới khăn gói về quê. Vì thế, chị thường chuẩn bị 1 chút đồ ăn, bày trên bàn thờ cúng Tất niên.
He lo bi kip vo chong tre chi tieu Tet chi voi 10 trieu dong-Hinh-2
(Ảnh minh họa) 
Bữa cơm tất niên này chị thường mua 1 con gà ngon (ngày mùng 4 lên hóa vàng, chị cũng mua thêm 1 con gà nữa). Sau đó chị mua vài lạng xương nấu miến, đĩa bánh đa nem, đĩa thịt bò xào… Nói chung mâm cỗ cúng tất niên và mâm cúng hóa vàng sau Tết cùng thức ăn ăn thêm ở nhà mất khoảng 1,5 triệu đồng.
Tiền mua mâm ngũ quả bày trang trí bàn thờ nhà riêng: 500 ngàn đồng
Mỗi dịp Tết đến, dù không ở Hà Nội đón Tết, chị Thúy vẫn bày biện cho bàn thờ thổ công ấm cúng. Chị vẫn mua mâm ngũ quả, cành đào nhỏ để trang trí bàn thờ. Tổng chi phí mất khoảng 500 ngàn đồng. 
Tiền mua bánh kẹo, bia, chè đặt ban thờ rồi đãi khách: 1 triệu đồng
Ngoài ra, chị Thúy cũng mua cho nhà riêng chút bánh kẹo, hoa quả, chè, bia để trưng bày lên bàn thờ ngày Tết ở nhà riêng. Sau Tết lên, vợ chồng chị sẽ bỏ xuống để tiếp đãi đồng nghiệp, bạn bè đến nhà chúc Tết. Số tiền này chị dành khoảng 1 triệu đồng là đủ.
Như vậy, tính riêng chi phí Tết tiêu tiết kiệm nhất, chị Thúy đã tốn 1 khoản 10 triệu đồng. Còn những khoản như quần áo cho 2 con nhỏ, chị thường mua 1-2 tháng trước Tết nên không tính. Hoặc chị cũng mang 1 khoản dự phòng khoảng 2-3 triệu về quê để có mua sắm thêm đào, quất, hoa tươi cho gia đình nội ngoại thì có thể chủ động mua sắm riêng. Song chị Thúy cho biết cũng ít khi dùng tới vì về nhà nội, ngoại đã sắm sửa hết.
"Lấy chồng 5 cái Tết rồi, mỗi lần Tết là 1 lần nát óc vì tính toán, mua gì cũng phải nâng lên đặt xuống các mẹ ạ. Cũng may ông bà nội ngoại đều có kinh tế nên các con biếu bao nhiêu cũng quý. Thậm chí biếu Tết ông bà còn không lấy nhưng vợ chồng mình vẫn cứ dúi vào. Thêm nữa, bà nội ngoại đều có gà, có lợn ăn Tết. Vì thế khi con dâu về chỉ lao vào bếp gói giò, làm nem chế biến thành các món là bố mẹ đã vui lắm", chị Thúy khẳng định.
Theo người phụ nữ này, Tết đến quan trọng là bạn có lòng thành chứ tiêu Tết bao nhiêu cũng hết.
Theo Afamily