Giá vàng hôm nay 18/1: Áp lực mới không đè nổi vàng tăng giá

Google News

Giá vàng hôm nay 18/1 trên thị trường quốc tế tăng nhanh trong bối cảnh lạm phát lên cao, bất ổn địa chính trị gia tăng.

Tuy nhiên, xuất hiện áp lực mới tác động tiêu cực tới mặt hàng kim loại quý.
Giá vàng trong nước

Kết thúc phiên giao dịch 17/1, giá vàng 9999 trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji và SJC niêm yết theo thứ tự mua vào và bán ra như sau:

Doji Hà Nội:  61,00 triệu đồng/lượng -  61,60 triệu đồng/lượng

SJC Hà Nội: 61,10 triệu đồng/lượng - 61,72 triệu đồng/lượng

Doji TP.HCM: 60,90 triệu đồng/lượng -  61,70 triệu đồng/lượng

SJC TP.HCM: 61,10 triệu đồng/lượng - 61,73 triệu đồng/lượng

Giá vàng quốc tế

Đêm 17/1 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.821 USD/ounce. Vàng giao tháng 12 trên sàn Comex New York ở mức 1.822 USD/ounce.

Giá vàng thế giới đêm 17/1 thấp hơn khoảng 3,9% (74 USD/ounce) so với đầu năm 2021. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 51,9 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 10,0 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 17/1.

Giá vàng trên thị trường quốc tế tăng nhanh trong bối cảnh lạm phát lên cao, bất ổn địa chính trị gia tăng và đồng USD suy yếu. Tuy nhiên, xuất hiện áp lực mới tác động tiêu cực tới mặt hàng kim loại quý.

Gia vang hom nay 18/1: Ap luc moi khong de noi vang tang gia

Giá vàng hôm nay 18/1: Vàng tăng nhanh dù xuất hiện áp lực mới

Dữ liệu ở nhiều nước cho thấy lạm phát gia tăng. Đây là yếu tố thúc đẩy nhu cầu đối với kim loại quý. Giới đầu tư cũng đánh giá triển vọng chính sách kinh tế toàn cầu để tìm kênh đầu tư phù hợp.

Giá vàng tăng còn do bất ổn địa chính trị ở một số khu vực, trong đó có bạo loạn tại Kazakhstan và động thái điều quân đến Kazakhstan của tổng thống Nga Vladimir Putin theo đề nghị của chính phủ Tổng thống Toqaev.

Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga đứng đầu đã quyết định điều quân đến Kazakhstan giúp dập tắt cuộc bạo loạn đẫm máu, một tuần sau khi các cuộc biểu tình bạo động làm chấn động Kazakhstan.

Vàng cũng được tiếp sức sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đưa ra quyết định cắt giảm lãi suất cho vay trung hạn lần đầu tiên sau gần 2 năm khi thị trường bất động sản lao dốc và các đợt bùng phát virus lặp đi lặp lại làm giảm triển vọng tăng trưởng của nước này.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, sự gia tăng của lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ trên cơ sở những tín hiệu cứng rắn về chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã kìm hãm đà tăng của giá vàng.

Dự báo giá vàng

Trong năm 2022, biến động giá vàng được đánh giá sẽ phụ thuộc nhiều vào việc kiểm soát lạm phát của các nền kinh tế lớn.

Các chuyên gia cho rằng, vàng có thể tăng lên 2.000 USD/ounce trong trường hợp lạm phát của Mỹ tiếp tục đi lên từ mức cao kỷ lục trong nhiều thập kỷ như hiện tại; hoặc giảm xuống 1.400 USD/ounce nếu lãi suất USD tăng cao.

Vàng sẽ tăng cao nếu Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) không kiểm soát được lạm phát. Nhiều dự báo cho rằng, giá vàng có cơ hội tiếp tục đi lên trong bối cảnh giới đầu tư tài chính không mấy kỳ vọng USD tăng giá.

Còn theo MKS Pamp Group, để giá vàng đẩy lên 2.000 USD/ounce, cần có các yếu tố như tắc nghẽn chuỗi cung, giá năng lượng cao dẫn đến lạm phát kéo dài trong thời gian tới.

Còn trong ngắn hạn, trong tuần mới, dự báo đa số cho rằng vàng tăng giá, với tỷ lệ theo khảo sát trên Kitco lên tới 58%.

 

Theo V. Minh/Vietnamnet