Giá đất xung quanh “trang trại 300 tỷ” của sư thầy Thích Thanh Toàn đắt thế nào?

Google News

Theo một số người dân sống gần khu vực chùa Nga Hoàng, giá đất ở đây khá rẻ và ổn định, không bị biến động kể cả khi vụ việc về sư thầy Thích Thanh Toàn gây xôn xao dư luận.

Thời gian gần đây, dư luận vô cùng quan tâm đến sự việc về sư thầy Thích Thanh Toàn, trụ trì chùa Nga Hoàng (thôn Nga Hoàng, xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) mới bị bãi nhiệm cũng như khối tài sản khổng lồ mà sư Toàn đề cập đến.
Trong buổi làm việc với Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc, sư thầy Thích Thanh Toàn đã có tờ trình xin xả giới hoàn tục, đồng thời bày tỏ nguyện vọng được giữ lại trang trại gần 6.000m2 mà theo thầy Toàn có giá trị khoảng 200-300 tỷ.
Gia dat xung quanh “trang trai 300 ty” cua su thay Thich Thanh Toan dat the nao?
 

Gia dat xung quanh “trang trai 300 ty” cua su thay Thich Thanh Toan dat the nao?-Hinh-2
 

Gia dat xung quanh “trang trai 300 ty” cua su thay Thich Thanh Toan dat the nao?-Hinh-3
Khu trang trại trồng rau, thảo dược, đào ao nuôi cá của sư thầy Thích Thanh Toàn. 
Để tìm hiểu giá đất ở quanh khu trang trại 300 tỷ của sư thầy Thích Thanh Toàn, men theo con đường nhỏ vào thôn, hỏi thăm về chùa Nga Hoàng, PV báo Đời sống & Pháp luật được người dân nơi đây nhiệt tình chỉ dẫn.
Theo quan sát, chùa Nga Hoàng nằm giữa khu cánh đồng, cách khá xa khu dân cư. Người dân địa phương cho biết, sau khi sư thầy Thích Thanh Toàn không còn trụ trì, chùa Nga Hoàng trở nên tĩnh mịch và ít người qua lại hơn. Vùng quê nghèo nơi chân núi Tam Đảo trở lại nhịp sống trầm lắng sau một thời gian bị xao động vì chuyện của một nhà tu hành.
Bà C., người dân sống tại thôn Nga Hoàng chia sẻ: “Nói chung đất đai ở đây thì lành, yên bình, không có vấn đề gì. Mua ở thì yên tâm. Mà cũng rẻ thôi”.
Khi được hỏi giá đất có biến động gì sau khi vụ việc của sư Toàn gây xôn xao hay không, người này cho biết, mọi thứ ở thôn vẫn vậy, giá đất không có gì biến đổi.
Gia dat xung quanh “trang trai 300 ty” cua su thay Thich Thanh Toan dat the nao?-Hinh-4
Khu vực đất nông nghiệp xung quanh chùa Nga Hoàng. 
Anh X. (thợ sửa xe gần chùa Nga Hoàng) chia sẻ với PV, dân ở đây thì nghèo, lam lũ, canh tác nông nghiệp là chính.
Từ khi về trụ trì chùa Nga Hoàng, sư Toàn đã có hoạt động mua bán, chuyển nhượng đất ruộng với người dân địa phương. “Đất đều là đất nông nghiệp, đất của nhà nước, tôi không rõ các hộ dân bán hẳn hay cho thuê. Chỉ biết là sư thầy cùng các hộ đó chuyển nhượng với giá 65 triệu/sào (360m2). Sư thầy xây dựng một khu biệt lập, thường xuyên khóa cửa, không cho người lạ vào bên trong”, anh X. cho biết.
Gia dat xung quanh “trang trai 300 ty” cua su thay Thich Thanh Toan dat the nao?-Hinh-5
Khu vực trong chùa luôn trong tình trạng đóng kín cổng, người ngoài không vào được nơi này. 
Số đất trên một phần được sử dụng để xây dựng chùa, làm trang trại trồng rau, thảo dược, đào ao nuôi cá. Một phần chưa sử dụng hiện các hộ dân đang trồng lúa.
Trong một diễn biến khác, trao đổi với báo chí ngày 9/10, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, số đất sư Toàn tự mua xung quanh chùa Nga Hoàng của người dân không đúng theo Luật Đất đai nên UBND huyện Tam Đảo đã ra thông báo đề nghị giao lại toàn bộ diện tích đất nói trên cho UBND xã Hợp Châu quản lý.
Tuy nhiên, nếu việc mua bán gần 6.000 m2 đất là hợp pháp thì tài sản này cũng thuộc về chùa Nga Hoàng và phải bàn giao lại cho Ban trị sự Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc chứ không có việc sư Toàn sau khi hoàn tục sẽ được hưởng.
Bởi theo Luật Phật chế, một vị tỳ kheo khi vào chùa thì tất cả những gì họ đang sử dụng đều thuộc về Tăng (Tăng đoàn). Đến khi vị tỳ kheo mất đi, ngay cả tài sản trên mình gồm 3 tấm áo cà sa cũng phải chuyển lại cho Tăng, không có sự thừa kế ở đây mà do Tăng đoàn quyết định.
Theo Bạch Hiền (Đời sống & Pháp luật)