Dự báo VN30 thủng vùng 1.260-1.265 điểm, thị trường điều chỉnh sâu

Google News

Đà suy yếu lan rộng, thị trường chứng khoán tuần mới dự báo sẽ tiếp tục đối mặt với các rủi ro từ tỷ giá và hoạt động bán ròng của khối ngoại.

Điểm nhấn tuần qua của TTCK Thế giới
TTCK Hoa Kỳ giảm bình quân 0.1%, EU600-0.7% trong khi Nikkei225 +2.6%. - Chỉ số hàng hóa -1.5%; chủ yếu từ gas-8.3%, kim loại (Thép-3.7%, Bạc-1.4%) và nông sản (Cao su-4.5%, bông-7%). - Chỉ số DXY đi ngang +0.02% và TP Hoa Kỳ 10y tăng 0.14% trong tuần.
PCE Hoa Kỳ tháng 5 giữ nguyên và tăng 2.6%yoy trong khi PCE lõi tăng 0.1%mom và tăng 26%yoy. PCE tháng 5 đang có mức tăng hàng tháng thấp nhất từ tháng 3/2021 và như dự báo. Công cụ CME FedWatch, thị trường hiện đang dự báo xác suất 64.1% ngân hàng trung ương sẽ hạ lãi suất tại cuộc họp tháng 9/2024.
CPI lõi Châu Âu; đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu, tỷ lệ thất nghiệp, PMI và biên bản chính sách tiền tệ FOMC; trong nước báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 6 là thông tin chú ý trong tuần này.
TTCK Việt Nam
VN-Index giảm 2.8% với thanh khoản tăng 2% so tuần trước. Đà suy yếu lan rộng khi lực cầu suy giảm và áp lực bán ròng khối ngoại.
Căng thẳng tỷ giá và hoạt động giao dịch ký quỹ thu hẹp vào cuối quý ảnh hưởng tâm lý và hoạt động bắt đáy.
Dòng tiền luân chuyển thu hẹp khi thanh khoản suy yếu. Vận động tăng giá hướng về các cổ phiếu riêng lẻ có câu chuyện.
Khối ngoại bán ròng 176 triệu USD, giảm 11 triệu USD so tuần trước.
Báo cáo tháng 6, WB nâng dự báo kinh tế thế giới thêm 0.2% lên mức 2.6%, lạm phát giảm từ 3.7% xuống 3.5%. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tăng trưởng 4.8% nhờ sự phục hồi Trung Quốc. Căng thẳng địa chính trị và chiến tranh thương mại là rủi ro hiện hữu kinh tế toàn cầu. WB cũng giữ nguyên dự báo tăng trưởng VN ở mức 5.5%.
Quan điểm thị trường
Tuần này, thị trường sẽ tiếp tục đối mặt với rủi ro từ tỷ giá và hoạt động bán ròng của khối ngoại. Bên cạnh đó, việc VN-Index đóng của tuần trước dưới đường trung bình động 50 ngày cũng là một điểm trừ cho chuyển động giá ngắn hạn của thị trường.
Số liệu việc làm của Mỹ, bài phát biểu của chủ tịch Fed tại tại diễn đàn thường niên của Ngân hàng Trung ương Châu Âu tại Bồ đào nha và biên bản họp của Fed sẽ là các yếu tố có thể khiến chỉ số DXY biến động, qua đó gián tiếp ảnh hưởng đến tình hình tỷ giá trong nước.
Bên cạnh áp lực tỷ giá, việc thanh khoản thị trường tiền tệ cũng đang có dấu hiệu khó khăn sẽ tiếp tục khiến thanh khoản thị trường bị suy yếu.
Du bao VN30 thung vung 1.260-1.265 diem, thi truong dieu chinh sau
 
Một vài đặc điểm chú ý của đồ thị ngày: RSI giảm 53 xuống 37 điểm.
MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống và giảm dưới mức 0. Thanh khoản giảm 2% so bình quân giao dịch tuần trước.
VN-Index giảm dưới các đường SMA 20, 50, 100 và giữ trên SMA 200
Đối với chuyển động giá của thị trường giai đoạn hiện tại, diễn biến của VN-Index sẽ phụ thuộc khá nhiều vào biến động của nhóm VN30 trong giai đoạn hiện tại. Chỉ số VN30 đang có vùng hỗ trợ quan trọng nằm tại 1260-1265 điểm.
"Chúng tôi đưa ra 2 kịch bản đối với thị trường dựa trên vùng hỗ trợ này của VN30:
Kịch bản 1: Nếu VN30 bảo toàn được vùng hỗ trợ này, thị trường có thể sẽ tạo điểm xoay chiều ngắn trong 2 tuần đầu tháng 7. Trong kịch bản này, ngân hàng có thể giảm thêm một nhịp ngắn nhưng sẽ là nhóm tạo điểm đào chiều trước thị trường. Các nhóm cổ phiếu còn lại sẽ có sự phân hóa theo KQKD quý II.
Kịch bản 2: Trong kịch bản VN30 xuyên thủng vùng hỗ trợ 1260-1265 điểm, rủi ro điều chỉnh sâu của thị trường sẽ gia tăng. Trong kịch bản này, VN-Index có thể giảm về dưới vùng 1.200 điểm", quan điểm của BVSC.
Chiến lược hành động
Nhà đầu tư xem xét quản trị rủi ro cho danh mục theo hướng chốt lời các cổ phiếu đã đạt kỳ vọng lợi nhuận và đặt các lệnh trailing stop loss cho các vị thế đang có trong danh mục để giảm thiểu rủi ro khi thị trường biến động tiêu cực.
Các hoạt động trading tuần này có thể chờ đợi phản ứng của VN30 tại vùng hỗ trợ 1260-1265 điểm.
Lê Trần