Các tỉnh bị dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm gồm: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam và Hải Dương.
|
Dịch tả lợn châu Phi đang lan rộng ở Việt Nam. Ảnh: Nông nghiệp. |
Trước tình hình đó, Bộ NNPTNT đã cảnh báo và đưa ra nhiều khuyến nghị về nguy cơ dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam. Khi xuất hiện các dấu hiệu nghi vấn lợn bị mắc dịch tả châu Phi, người chăn nuôi phải khai báo với cơ quan thú y để được hỗ trợ xử lý.
Tuy nhiên, do tâm lý sợ mức hỗ trợ tiêu hủy thấp, thời gia chi trả chậm, nên một số hộ chăn nuôi có lợn mắc các dấu hiện nghi bị dịch tả lợn châu Phi, đã không khai báo mà giết thịt để bán ra thị trường.
Đây cũng chính là nguyên nhân khiến dịch bệnh lây lan và khó kiểm soát.
|
Dịch tả lợn châu Phi gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi ở Việt Nam. Ảnh: Internet. |
Bộ Nông nghiệp cho biết, dịch tả lợn châu Phi xâm nhập vào Việt Nam khả năng do lây qua đường biên giới. Việc buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ lợn, sản phẩm lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là tại các tỉnh biên giới phía Bắc vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán vừa qua có thể là nguyên nhân.
Bên cạnh đó, một số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ở nước ta chưa có ý thức vệ sinh chuồng trại và khu vực chăn nuôi sạch sẽ, virus bệnh dễ xâm nhập.
Nếu
dịch tả lợn châu Phi lây nhiễm trên diện rộng sẽ gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi, ảnh hưởng đến tiêu thụ và xuất khẩu thịt heo của cả nước.
Theo các cơ quan chức năng, dịch tả heo châu Phi không lây lan sang người nhưng người tiêu dùng vẫn nên mua thịt có nguồn gốc rõ ràng, thịt trước khi ăn phải được nấu chín kỹ.
Hoàng Minh (tổng hợp)