Cty Thăng Long san lấp cả trăm mét sông trái phép: Xử lý ra sao?

Google News

(Kiến Thức) - Luật sư Hoàng Tùng nhấn mạnh việc huyện Sóc Sơn cần nhanh chóng ra quyết định xử phạt và yêu cầu khắc phục hậu quả đối với trường hợp san lấp, dựng trạm trộn bê tông trái phép ở ngã ba sông Công - sông Cầu.

Như Tri Thức và Cuộc sống đã phản ánh, sự việc cả trăm mét sông ở ngã ba sông Công - sông Cầu, thuộc địa bàn xã Trung Giã (huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội) bị cty Thăng Long san lấp, dựng trạm trộn bê tông trái phép để làm điểm tập kết khoáng sản cát sỏi đang gây nhức nhối dư luận.
Về việc này, ông Nguyễn Văn Bảo - Hạt trưởng Hạt quản lý đê Sóc Sơn (thuộc Chi cục phòng, chống thiên tai Hà Nội - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội) thông tin rằng, Hạt có lập biên bản một trường hợp là Công ty Thăng Long đổ đất lấn chiếm bãi sông ở khu vực nói trên và đề nghị địa phương xử phạt. Tuy nhiên, việc xử lý vẫn đang được huyện và xã đôn đốc.
Cty Thang Long san lap ca tram met song trai phep: Xu ly ra sao?
 Hoạt động san lấp bờ, lòng sông trái phép ở ngã ba sông Công - sông Cầu diễn ra công khai, rầm rộ với quy mô khủng. 
Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý của sự việc, luật sư Hoàng Tùng - Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hòa (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho biết, tại Điều 12 Luật đất đai 2013 đã quy định rất rõ về những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai. Đặc biệt, tại khoản 3 Điều này có quy định hành vi bị nghiêm cấm “không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích”.
Hơn nữa, tại Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP đã quy định về mức xử phạt đối với hành vi san lấp đất nông nghiệp từ 2 triệu đồng đến 150 triệu đồng tùy thuộc vào diện tích đất san lấp.
Như vậy, việc san lấp đất không phép xảy ra ở ngã ba sông Công - sông Cầu là hành vi vi phạm quy định về sử dụng đất đai, sẽ bị cơ quan chức năng xử lý và áp dụng biện pháp xử phạt hành chính với mức phạt nêu trên.
Cty Thang Long san lap ca tram met song trai phep: Xu ly ra sao?-Hinh-2
 Cả trăm mét sông bị Công ty Thăng Long san lấp trái phép để làm điểm tập kết khoáng sản cát sỏi.
Ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính, người có hành vi san lấp đất trái phép còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Điều này đồng nghĩa với việc trạm trộn bê tông dựng trái phép ở khu vực ngã ba sông Công - sông Cầu nói trên cũng phải tháo bỏ.
“Biên bản đã được lập, nhưng việc xử phạt lại nằm ngoài thẩm quyền của xã, vì thế huyện Sóc Sơn cần nhanh chóng ra quyết định xử phạt và yêu cầu khắc phục hậu quả”, luật sư Tùng nhấn mạnh.
Cty Thang Long san lap ca tram met song trai phep: Xu ly ra sao?-Hinh-3
Cảnh nhếch nhác, lộn xộn xung quanh trộn bê tông "mọc" không phép ở khu đất bãi bị san lấp.
Bên cạnh đó, vị Trưởng văn phòng luật sư Trung Hòa còn cho rằng hành vi san lấp đất khiến bờ, lòng sông sông ở ngã ba sông Công - sông Cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang đê điều được thực hiện công khai, diễn ra không chỉ một hoặc hai ngày, nhưng cấp quản ở địa phương lý lại phát hiện chậm chễ. Điều này cho thấy, việc quản lý tại địa phương có dấu hiệu buông lỏng, không sát sao và chưa thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ.
“Chính quyền cấp xã và các đơn vị liên quan cần kiểm điểm, xem xét lại việc làm của mình. Cần tích cực và hiệu quả hơn trong công việc”, ông Tùng nói.
Đoàn Khang