Nhiều người chọn mua vàng tích lũy
|
Ngày càng nhiều người chọn vàng để tích lũy. |
Ngay từ khi mới lập gia đình, vợ chồng chị Linh (Tây Hồ, Hà Nội) đã có thói quen tiết kiệm hàng tháng để tích lũy. Không chọn cách gửi tiết kiệm ngân hàng, Linh mua vàng bằng số tiền dư của mình. Mục tiêu của cô là mỗi tháng phải mua được ít nhất 1 chỉ vàng.
"Ai cũng hỏi vì sao tiền tiết kiệm của mình lại đổ vào mua vàng vậy? Đơn giản vì mình học chuyên ngành kế toán kiểm toán của học viện tài chính nên đã nghiên cứu kinh tế từ lâu, mình lường và đo được biên độ của vàng và đô la sẽ dao động như thế nào. Chính vì thế khi có tiền để dư mỗi tháng, mình chỉ đầu tư vào vàng bằng tiền tiết kiệm mà không mua bảo hiểm hay chứng khoán. Mục tiêu phấn đấu của mình đặt ra là mỗi tháng sẽ tiết kiệm được ít nhất là một chỉ vàng", Linh cho biết.
Giống như gia đình chị Linh, chị Ngọc cũng chọn vàng để tích lũy cho tương lai.
"Ban đầu khi mới ra trường thu nhập chưa cao nên tôi tự nhủ mỗi tháng phải mua được nửa chỉ vàng, sau đó tăng lên 1 chỉ khi thu nhập khá giả. Có rất nhiều chỉ vàng lúc mua chỉ hơn 4 triệu đồng đến bây giờ đã tăng lên gần 7 triệu đồng vàng miếng. Nếu giờ bán đi, tôi cũng thu được khá nhiều lợi nhuận" - chị Ngọc hào hứng kể lại.
Có nên tích lũy mỗi tháng 1 chỉ vàng
Có nên mỗi tháng mua 1 chỉ vàng không thì chúng ta phải xét về yếu tố thanh khoản. Vì mục đích chính là sau này sẽ bán vàng để thu lại lợi nhuận chênh lệch giữa lúc mua và bán. Nếu như khó thanh khoản thì chắc chắn vàng là vô giá trị.
Đối với mọi hình thức tiết kiệm hiện nay. Có lẽ hình thức đầu tư tiết kiệm vàng là dễ thanh toán và luôn gặp ít rủi ro nhất.
Trước đây trên thị trường khách hàng thường lựa chọn những cửa hàng bán Vàng nhỏ lẻ. Những cửa hàng này bán vàng thường không có nguồn gốc, xuất xứ và không có thương hiệu. Những loại vàng này sẽ không đảm bảo theo chất lượng quốc tế quy định. Nên khi bán sẽ gặp phải nhiều khó khăn và thường mất giá.
Thế nhưng, gần đây trên thị trường đã siết chặt tới vấn đề này. Hiện nay vàng thường được kiểm định theo chất lượng quốc tế, được ép vỉ và có các ký hiệu trên vàng rõ ràng. Những loại vàng này đến từ những thương hiệu lớn như SJC, Bảo tín minh châu, PNJ,… Từ đó vàng bảo quản được giá trị và dễ thanh khoản hơn rất nhiều.
Việc bán lại vàng có bị lỗ hay không do nhiều nguyên nhân quyết định. Nếu như mua vàng và bán cùng một thời điểm cùng một mức giá thì chắc chắn sẽ bị mất giá khoảng 3 – 5% so với lúc mua. Thế nhưng, nói như vậy không phải là cứ mua vàng và bán lại thì sẽ bị lỗi.
Việc lỗ hay sinh lời còn tùy thuộc vào thị trường giá vàng ở thời điểm hiện tại so với lúc mua như thế nào. Nếu giá vàng thấp hơn so với lúc mua mà bạn bán đi thì chắc chắn sẽ lỗ nhưng giá cao hơn thì bán sẽ có lãi.
Tuy nhiên, không phải vì lý do đó mà bạn lại lựa chọn mua mỗi tháng 1 chỉ vàng. Việc có nên mua mỗi tháng 1 chỉ vàng không sẽ phụ thuộc vào từng điều kiện, suy nghĩ của mỗi người. Bạn chỉ nên mua vàng để tích lũy khi.
- Giá vàng ở thời điểm hiện tại đang giảm, tuyệt đối không nên mua vàng khi giá đang cao. Nếu mua vàng chắc chắn sau này sẽ lỗ.
- Có nguồn thu nhập ổn định để luôn duy trì số lượng mỗi tháng mua 1 chỉ vàng.
- Bạn là người không biết kinh doanh hoặc đầu tư. Thay vì gửi tiết kiệm ngân hàng thì nên lựa chọn mua vàng sẽ tốt thơn.
- Đầu tư vàng là mục tiêu dài hạn vì thế cần sự kiên trì và quyết tâm.
- Không nên lo lắng khi giá vàng giảm hoặc vội bán khi giá vàng tăng. Chỉ bán khi nào thực sự cần thiết.
Kinh nghiệm mỗi tháng mua 1 chỉ vàng tích lũy
Hiện nay không chỉ người dân mà ngay cả chính phủ cũng luôn tích trữ vàng. Vì vàng không mất giá như USD hay những kim loại khác.
Lựa chọn thời cơ giá vàng giảm
Khi mua bạn cần lựa chọn thời gian thích hợp khi giá đang giảm. Không nên quá cứng nhắc khi mỗi tháng cứ phải mua 1 chỉ. Thay vào đó có thể đợi giá vàng giảm sau đó mua bù lại những tháng chưa mua. Như vậy thì tỉ lệ bị lỗ vốn sẽ thấp hơn rất nhiều.
Tạo thói quen
Mục tiêu mỗi tháng mua 1 chỉ vàng không phải là trong ngày một ngày hai. Mà đây là kế hoạch dài hạn thậm trí dành cả đời người để thực hiện. Chính vì thế, bản thân bạn cần phải tạo ra thói quen thực hiện đúng với những gì mục tiêu đã đặt ra. Nếu không, chúng ta sẽ rất nhanh chán nản và từ bỏ kế hoạch này.
Hãy luôn nhắc nhỏ bản thân phấn đấu vì mục tiêu đã đặt ra. Đây sẽ là động lực giúp bạn sống tiết kiệm và tích lũy được tài sản như mong đợi.
Theo K.N/Gia Đình Và Xã Hội