Theo đó, CNG điều chỉnh sản lượng ở mức 217,5 triệu Sm3, doanh thu được điều chỉnh về còn 2.237 tỷ đồng, lãi sau thuế 48,3 tỷ đồng. So với kế hoạch ban đầu, CNG đã phải giảm chỉ tiêu doanh thu 33% và giảm 40% lợi nhuận sau thuế.
Trước đó năm 2020, CNG Việt Nam đặt kế hoạch sản lượng 320 triệu Sm3; tổng doanh thu 3.351 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 100 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 80 tỷ đồng - mức thấp nhất từ khi doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán.
Sở dĩ lợi nhuận khá thấp do CNG nhận định năm 2020 đối mặt với nhiều khó khăn đến từ tình hình kinh tế thế giới biến động phức tạp và tác động từ dịch COVID-19. Bên cạnh đó, nguồn khí đầu vào tại miền Bắc không ổn định, chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của khách hàng.
Giá khí đầu vào theo cơ chế giá cố định, trong khi, giá nhiên liệu giảm sâu và có xu hướng kéo dài trong thời gian tới. Đến mùa khô, CNG Việt Nam đối mặt với nguy cơ thiếu hụt khí do ưu tiên khí cho sản xuất điện.
Luỹ kế 9 tháng, Công ty báo doanh thu xấp xỉ so cùng kỳ ở mức 1.656 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế giảm từ 64 tỷ đồng về còn 19 tỷ đồng, tương đương giảm 70%. Công ty cho biết lợi nhuận giảm mạnh do tác động kép của dịch bệnh COVID-19, tình hình dầu FO, giá LPG thế giới và trong nước giảm mạnh dẫn đến sản lượng bán hàng giảm.
So với kế hoạch điều chỉnh, CNG lần lượt thực hiện được 50% và 23% chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm.
Ngày 24/12, HĐQT CNG Việt Nam đã gửi tờ trình lên xem xét thông qua nội dung chính hợp đồng mua khí khu vực Đông Nam Bộ và Thái Bình với Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PVGas, GAS). Cả hai hợp đồng đều có thời hạn mua khí trong 5 năm tính từ ngày 1/1/2021.
Anh Nhi