LPB được khuyến nghị trung lập
Chứng khoán VNDirect: Lợi nhuận (LN) ròng 9 tháng của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LPBank - LPB) năm 2023 giảm 23,4% so với cùng kỳ xuống còn 2.944 tỷ đồng (~11,9 triệu USD) do NIM giảm và nợ xấu gia tăng.
VNDirect ước tính tỷ lệ nợ xấu tăng 0,6 điểm % so với quý trước (tăng 1,4 điểm % so với cùng kỳ) lên 2,8% trong quý III/2023, cho thấy chất lượng tài sản đang suy giảm. Kỳ vọng tăng trưởng LN ròng năm 2023/2024 lần lượt là -4,5%/29,0% so với cùng kỳ.
Theo VNDirect, LPB vẫn sẽ tập trung vào cho vay bán lẻ trong dài hạn nhưng những khó khăn trong ngắn hạn đã ảnh hưởng đến nhu cầu cho vay bán lẻ và làm giảm khả năng đáp ứng nghĩa vụ nợ của khách hàng cá nhân.
Do đó, VNDirect tin rằng tăng trưởng tín dụng trong nửa đầu năm 2024 sẽ được thúc đẩy bởi cho vay doanh nghiệp, trong khi cho vay bán lẻ sẽ phục hồi trong quý IV/2024 khi nhu cầu tiêu dùng tăng lên trong dịp cuối năm. VNDirect giữ nguyên dự phóng tăng trưởng tín dụng cho năm 2023 và tăng dự phóng cho năm 2024 thêm 3,2 điểm % lên lần lượt là 15,9%/16,3%.
Việc thoái vốn của VNPost sẽ không ảnh hưởng đến chiến lược cho vay bán lẻ trong dài hạn của LPB. Do hai bên đã ký thỏa thuận hợp tác 50 năm, LPB có thể tiếp tục tiếp cận khách hàng ở nông thôn và khách hàng hưu trí với sự hỗ trợ của VNPost. Tuy nhiên, trong kịch bản kém lạc quan, LPB có thể phải tăng lãi suất để bù đắp cho khoản tiền gửi bưu điện.
Theo đó, VNDirect hạ khuyến nghị xuống trung lập và giảm 17,8% giá mục tiêu khi giá cổ phiếu LPB đã giảm 5,4% kể từ báo cáo gần nhất.
|
Cổ phiếu nào được khuyến nghị phiên 7/12? |
Khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu PVD
Chứng khoán Tiên Phong (TPS):
Triển vọng giá dầu cao thuận lợi đối với hoạt động cho thuê giàn khoan của Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVD). Hoạt động thăm dò và khai thác sôi động hơn sẽ thúc đẩy công suất và giá cho thuê giàn khoan cao hơn.
Giá cho thuê giàn khoan năm 2024 của PVD sẽ tiếp nối đà tăng của năm 2023 với nhu cầu cao từ khu vực Trung Đông, một số giàn khoan của khu vực Đông Nam Á đã dịch chuyển sang đây. Bên cạnh đó, thời hạn FID dự án Lô B - Ô Môn tới gần và các dự án Sư Tử Trắng - 2B, Lạc Đà Vàng và Nam Du-U Minh nhiều khả năng sẽ sớm được triển khai.
Ước tính kết quả kinh doanh năm 2023 của Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVD – sàn HOSE) với doanh thu thuần kỳ vọng đạt 5.501 tỷ đồng, tăng 1,3% so với năm trước và lợi nhuận sau thuế 421 tỷ đồng so với mức lỗ 155 tỷ trong năm ngoái. Kết quả kinh doanh phục hồi mạnh mẽ do PVD được hưởng lợi nhờ nhu cầu thuê giàn khoan gia tăng khiến giá cho thuê tăng và công suất hoạt động cải thiện.
Triển vọng năm 2024: Thị trường JU Đông Nam Á có khả năng đối mặt với tình trạng thiếu giàn khoan trong giai đoạn 2024-2025. Theo dự báo của S&P Global, số giàn khoan dư thừa trên thị trường ở Đông Nam Á ở mức âm hoặc dương nhẹ (0-2 giàn) trong giai đoạn 2024- 2025.
Do đó, kỳ vọng thị trường JU Đông Nam Á sẽ tiếp tục thắt chặt nguồn cung cho đến ít nhất cuối năm 2025. Giá thuê ngày JU ở Đông Nam Á trung bình là 118.550 USD (tăng 4,8% so với quý trước; tăng 24,7% so với cùng kỳ) trong quý III/2023 và 117.400 USD (tăng 38,1% so với cùng kỳ) trong 9 tháng đầu năm 2023.
Giá cho thuê giàn khoan năm 2024 của PVD sẽ tiếp nối đà tăng của năm 2023 với nhu cầu cao từ khu vực Trung Đông, một số giàn khoan của khu vực Đông Nam Á đã dịch chuyển sang đây. PVD đã gia hạn hợp đồng cung cấp giàn khoan JU PVD III với Hibiscus (Malaysia) từ tháng 10/2023 đến giữa năm 2024 với giá thuê ngày đạt khoảng 100.000 USD.
Ngoài ra, PVD đã ký kết các hợp đồng cung cấp dịch vụ khoan cho gần như tất cả các giàn khoan JU của công ty cho đến cuối năm 2025 với giá thuê ngày là 90.000- 100.000 USD, cao hơn hầu hết các hợp đồng hiện hữu của PVD trong năm 2023.
Những tiến triển của dự án lô B và đầu tư giàn khoan JU mới cũng là yếu tố hỗ trợ tích cực cho triển vọng kinh doanh của PVD trong năm sau.
Định giá: Cổ phiếu PVD đang giao dịch ở mức P/B 1.07 lần, cao hơn P/B trung bình 5 năm là 0,63 lần và EV/EBITDA 12.1 lần thấp hơn so với mức trung bình 5 năm là 20.4 lần. Giá mục tiêu của PVD là 30.100 đồng/cp, upside 7,5% so với giá đóng cửa ngày 30/11/2023.
Rủi ro: (1) Rủi ro giá dầu giảm mạnh hơn dự kiến có thể khiến giảm giá thuê giàn khoan; (2) Dự án lô B có thể chậm trễ khi đưa ra FID
Khuyến nghị mua STB
Chứng khoán Vietcap (VCSC): Chúng tôi duy trì giá mục tiêu cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) ở mức 38.100 đồng/cổ phiếu nhưng nâng khuyến nghị từ KHẢ QUAN lên MUA do giá cổ phiếu đã giảm ~16% trong 3 tháng qua.
Tác động tiêu cực đến định giá của chúng tôi từ mức giảm 13,2% trong dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2023-2027 của chúng tôi (thay đổi tương ứng -4,9%/-20,2%/-25,6%/- 18,8%/5,5% đối với năm 2023/24/25/26/27) được bù đắp bởi tác động tích cực của việc chúng tôi cập nhật giá mục tiêu đến cuối năm 2024. Chúng tôi duy trì P/B mục tiêu cho STB ở mức 1,1 lần.
Dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2023-2027 thấp hơn của chúng tôi chủ yếu do chúng tôi (1) giảm dự báo tổng thu nhập từ lãi (NII) thêm 6,3% do chúng tôi giảm dự báo NIM trung bình từ 4,23% xuống 4,08%, (2) giảm dự báo tổng thu nhập phí ròng (NFI) thêm 2,9% và (3) tăng dự báo tổng chi phí dự phòng thêm 5,4%.
Chúng tôi giảm dự báo LNTT và LNST sau lợi ích CĐTS năm 2023 thêm 4,9%, lần lượt còn 10,1 nghìn tỷ đồng (+59,1% YoY) và 8,1 nghìn tỷ đồng (+60,1%). STB đặt kế hoạch LNTT năm 2023 đạt 9,5 nghìn tỷ đồng (+50% YoY) tại ĐHCĐ tháng 4/2023.
Chúng tôi giữ nguyên giả định về việc bán khoản nợ liên quan đến khu công nghiệp Phong Phú vào năm 2023 nhưng dời giả định về việc bán 32,5% cổ phần của STB làm tài sản thế chấp cho VAMC từ năm 2024 sang năm 2025.
Chúng tôi giả định rằng STB sẽ xóa số dư VAMC vào cuối năm 2023; do đó, bất kỳ hoạt động bán tài sản thế chấp nào sau năm 2023 đều có thể được ghi lợi nhuận vào báo cáo tài chính. Chúng tôi giả định rằng STB sẽ ghi nhận thu nhập cao từ thu hồi nợ xấu trong giai đoạn 2024-27.
Rủi ro: Nợ xấu cao hơn dự kiến; STB không bán được tài sản đảm bảo lớn
Hà Thảo