Khuyến nghị phù hợp PLX với giá 38.400 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM thông báo kết quả đăng ký đấu giá cổ phần Ngân Hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex (PGB).
Như Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (PLX) đã thông báo trước đó, phiên đấu giá sẽ diễn ra vào ngày 07/04 và liên quan đến việc PLX thoái vốn 40% cổ phần (120 triệu cổ phiếu) tại PGB. Có 16 nhà đầu tư quan tâm đến phiên đấu giá này, trong đó có 7 nhà đầu tư tổ chức đã đăng ký mua 200 triệu cổ phiếu. Tổng số lượng cổ phần đăng ký mua là 213 triệu - tương đương 1,8 lần lượng cổ phần chào bán theo phương án thoái vốn của PLX.
VCSC ước tính PLX có thể thu được thêm 578 tỷ đồng lợi nhuần ròng – tương đương khoảng 18% LNST sau lợi ích CĐTS dự phóng 2023 - nếu giao dịch thành công ở mức giá 21.300 đồng/cổ phiếu. Lưu ý rằng giá đóng cửa của cổ phiếu PGB ngày 03/04 là 22.900 đồng/cổ phiếu.
Kỳ vọng PLX sẽ có KQKD tốt trong quý 1/2023 do PLX có nguồn cung nguyên liệu đầu vào tốt hơn trong quý 1/2023 so với quý 1/2022, điều này sẽ dẫn đến biên lợi nhuận tốt hơn. VCSC dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2023 của PLX là 3,3 nghìn tỷ đồng (+2,2x YoY - không bao gồm lợi nhuận thoái vốn PGB).
VCSC hiện có khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG đối với PLX với giá mục tiêu là 38.400 đồng/cổ phiếu.
|
CTCK khuyến nghị cổ phiếu nào phiên 6/4? |
Khuyến nghị khả quan VNM với giá mục tiêu 80.500 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Kế hoạch năm 2023 của VNM: Doanh thu đạt 63,4 nghìn tỷ đồng (+5,5% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 8,5 nghìn tỷ đồng (đi ngang YoY), lần lượt tương đương 103% và 86% các dự báo. Trong 5 năm qua, kết quả lợi nhuận thực tế của công ty đều thấp hơn mục tiêu đề ra — ngoại trừ năm 2019 và 2020.
Cổ tức tiền mặt năm 2022: 3.850 đồng/cổ phiếu (lợi suất cổ tức 5,1%). 2.900 đồng/cổ phiếu đã được trả vào năm 2022 và tháng 2/2023; 950 đồng/cổ phiếu còn lại dự kiến sẽ được thanh toán vào ngày 05/10 (ngày chốt danh sách là 05/08).
Cổ tức tiền mặt năm 2023: Mục tiêu tỷ lệ thanh toán tối thiểu 50%. Đợt đầu tiên 1.500 đồng/cổ phiếu dự kiến sẽ được thanh toán vào ngày 5/10 (ngày chốt danh sách là 5/8).
VCSC hiện có khuyến nghị KHẢ QUAN đối với VNM với giá mục tiêu là 80.500 đồng/cổ phiếu.
Khuyến nghị mua PHR với giá mục tiêu 48.800 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Giữ khuyến nghị MUA đối với PHR nhưng giảm giá mục tiêu thêm 18% còn 48.800 đồng/cổ phiếu.
Định giá khu công nghiệp (KCN) dựa trên RNAV bao gồm (1) các dự án KCN đã được Chính phủ phê duyệt đầu tư (ví dụ: KCN VSIP III và KCN Nam Tân Uyên 2 mở rộng – NTC3) và (2) các dự án nằm trong quy hoạch tổng thể của tỉnh cũng như kế hoạch phát triển trong giai đoạn 2023-2025 của PHR (ví dụ: KCN Tân Lập I và KCN Tân Bình Mở rộng).
Giá mục tiêu thấp hơn chủ yếu đến từ định giá thấp hơn đối với hầu hết các dự án KCN vì VCSC thận trọng hơn về các mốc thời gian phát triển dự án của PHR do kì vọng về quy trình phê duyệt kéo dài. Yếu tố tiêu cực này được bù đắp một phần bởi việc cập nhật mô hình định giá mục tiêu từ cuối năm 2023 đến giữa năm 2024.
Đối với năm 2023, VCSC giảm dự báo doanh thu/LNST sau lợi ích CĐTS thêm 17%/27% còn 1,6 nghìn tỷ đồng (-5% YoY)/563 tỷ đồng (-36% YoY) do giả định doanh thu thấp hơn cho cả mảng cao su và KCN Tân Bình. VCSC cũng cho rằng tiến độ ghi nhận của dự án NTC3 sẽ bị trì hoãn.
VCSC giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2024 và 2025 lần lượt thêm 46% và 39% còn 511 tỷ đồng (-9% YoY) và 716 tỷ đồng (+40% YoY) do chúng tôi trì hoãn các giả định về doanh thu của dự án KCN Tân Lập I từ 2024 sang 2025 và KCN Tân Bình mở rộng từ 2024 sang 2026.
Ngoài việc phải được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư, thủ tục phê duyệt pháp lý tại Bình Dương hiện đang chậm, dẫn đến dự báo doanh số thận trọng đối với 2 dự án mới này.
VCSC cho rằng PHR là doanh nghiệp hưởng lợi chính từ nhu cầu đất KCN tăng cao tại tỉnh Bình Dương nhờ quỹ đất cao su được kết nối thuận lợi với mạng lưới đường bộ hiện tại.
Rủi ro đối với quan điểm tích cực: Trì hoãn việc phê duyệt các dự án KCN trong tương lai; tỷ lệ hấp thụ đất KCN thấp hơn kỳ vọng; giá cao su tự nhiên giảm mạnh hơn dự kiến.
Anh Nhi