Khuyến nghị mua HDG với giá 38.800 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Giảm giá mục tiêu cho HDG 14% nhưng giữ nguyên khuyến nghị MUA. Giá mục tiêu thấp hơn đến từ việc iều chỉnh giảm định giá mảng bất động sản thêm 30% do trì hoãn việc mở bán các dự án bất động sản của HDG từ 6 tháng đến 1 năm và định giá thấp hơn cho dự án Charm Villas. Điều này tương ứng mảng bất động sản chỉ đóng góp 30% vào định giá của HDG.
VCSC giảm dự báo LNST giai đoạn 2023-2026 thêm 12% khi kéo dài thời gian bàn giao Charm Villas Giai đoạn 3 trong 3 năm (2023-2025) do niềm tin của người mua nhà hiện đang yếu. VCSC cũng trì hoãn mở bán/bàn giao 2 dự án bất động sản phân khúc tầm trung tại TP.HCM và 2 dự án bất động sản tại Hà Nội do thủ tục pháp lý chưa có cải thiện đáng kể.
Dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2023 sẽ giảm 24% YoY với tỷ lệ đóng góp LNST từ mảng năng lượng thấp hơn (-11% YoY), lấn áp LNST cao hơn từ Charm Villas (+13% YoY) và LNST cao hơn từ mảng khách sạn & văn phòng cho thuê.
VCSC nhận thấy mức định giá của HDG hấp dẫn với P/E trượt là 6,7 lần — thấp hơn 30% so với một số công ty ngành điện và bất động sản; P/E dự phóng năm 2023 của HDG cũng thấp hơn khoảng 20% so với PC1 (công ty cùng ngành tương tự nhất với HDG).
Dự báo ROE trung bình là 20% và CAGR EPS là 24% trong giai đoạn 2022-2025. HDG có kế hoạch mở rộng công suất điện gió rõ ràng nhất trong phạm vi theo dõi với công suất 540 MW, tên/địa điểm các dự án cụ thể ở miền Trung và được đưa vào Quy hoạch Phát triển Điện VII điều chỉnh.
|
CTCK khuyến nghị cổ phiếu nào phiên 3/3? |
Khuyến nghị mua VIC với giá mục tiêu 94.900 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Duy trì khuyến nghị MUA đối với Tập đoàn Vingroup (VIC) và tăng giá mục tiêu thêm 6,2% lên 94.900 đồng/cổ phiếu, chủ yếu nhờ định giá cao hơn lần lượt 18% và 7% đối với mảng Công nghiệp và Cho thuê bán lẻ, cũng như số dư nợ ròng thấp hơn vào cuối năm 2022.
VCSC duy trì quan điểm tích cực về việc Vingroup sẽ hưởng lợi mạnh mẽ từ tầng lớp thu nhập trung bình cao vốn đang gia tăng tại Việt Nam thông qua các công ty BĐS như Vinhomes (VHM), Vincom Retail (VRE) và Vinpearl.
Dự báo LN từ HĐKD (EBIT) năm 2023 của VIC sẽ đạt 10,2 nghìn tỷ đồng so với mức lỗ EBIT là 11,5 nghìn tỷ đồng năm 2022 vì kỳ vọng ghi nhận doanh thu bán bất động sản mạnh và sự phục hồi của mảng Cho thuê bán lẻ sẽ bù đắp cho khoản lỗ EBIT cho mảng Công nghiệp và Khách sạn - nghỉ dưỡng.
EBIT dự phóng 2023 và 2024 thấp hơn 15% và 4% so với các dự báo tương ứng trước đó do chúng tôi dự báo khoản lỗ EBIT cao hơn cho cả 2 mảng này.
Giá trị định giá tổng của từng phần sử dụng thị giá hiện tại của VIC, VHM và VRE cho thấy các tài sản còn lại của VIC là VinFast, Vinpearl, Vinmec và VinSchool có trị giá khoảng 1,5 tỷ USD so với định giá đối với các tài sản này là 2,6 tỷ USD.
VCSC cho rằng yếu tố hỗ trợ của VHM và VRE dựa trên định giá của chúng tôi đối với 2 cổ phiếu này cũng khiến giá cổ phiếu VIC hiện tại trở nên hấp dẫn. Rủi ro: Việc mở bán các đại dự án bất động sản mới chậm hơn dự kiến; bàn giao xe chậm hơn dự kiến.
Khuyến nghị mua VRE với giá mục tiêu 40.000 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Duy trì khuyến nghị MUA đối với CTCP Vincom Retail (VRE) với giá mục tiêu là 40.000 đồng/cổ phiếu.
Giá mục tiêu cao hơn 7% so với Báo cáo cập nhật gần nhất của chúng tôi chủ yếu là do biên LN gộp cao hơn trong năm 2023 đối với mảng cho thuê bán lẻ, ghi nhận doanh thu và biên LN gộp cao hơn cho mảng bán bất động sản trong năm 2023 và dự phóng cao hơn đối với các trung tâm thương mại mới sẽ ra mắt vào giai đoạn các năm 2024- 2027.
VCSC nâng 17% dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2023 đạt 3,8 nghìn tỷ đồng (+39% YoY) chủ yếu nhờ đóng góp cao hơn từ mảng bất động sản. Mức dự phóng tăng trưởng mạnh YoY của LNST sau lợi ích CĐTS 2023 được thúc đẩy bởi
(1) đà phục hồi của các doanh nghiệp thuê, (2) không còn gói hỗ trợ dịch COVID-19, (3) đóng góp cả năm từ các trung tâm thương mại mới mở trong nửa đầu năm 2022 - bao gồm VMM Smart City - và (4) doanh số bán bất động sản đạt kết quả cao hơn YoY.
Định giá của VRE là hấp dẫn với P/E 2023 là 16,9 lần (dựa theo dự báo) so với P/E 2023 chung của các công ty cùng ngành trong khu vực là 25,5 lần, ngoài tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) LNST sau lợi ích CĐTS 2022-2027 dự kiến của chúng tôi là 22% cho VRE, nhờ kỳ vọng về những đóng góp bổ sung từ các trung tâm thương mại mới và cải thiện biên LN gộp nói chung.
VCSC tin rằng VRE có vị thế tốt để tận dụng sự phát triển của mảng bán lẻ hiện đại tại Việt Nam bằng cách tận dụng các lợi thế cạnh tranh, bao gồm vị trí đắc địa, quy mô rộng khắp trên toàn quốc và khả năng tiếp cận quỹ đất lớn nhất Việt Nam.
Rủi ro tiêu cực đối với quan điểm tích cực: Mở rộng trung tâm thương mại mới chậm hơn dự kiến do lo ngại về những thách thức và áp lực lạm phát có thể khiến ngành cho thuê bán lẻ phục hồi chậm hơn dự kiến.
Anh Nhi