PVS (Khuyến nghị Mua): Dự án lô B chắc chắn nhận được FID vào cuối năm nay hoặc nửa đầu năm 2024
Chứng khoán Vietcap: Chúng tôi nâng giá mục tiêu cho Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) thêm 0,5% lên 43.700 đồng/cổ phiếu và nâng khuyến nghị từ KHẢ QUAN lên MUA. Giá mục tiêu cao hơn của chúng tôi đến từ việc chúng tôi tăng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS báo cáo giai đoạn 2023-2027 thêm 0,1% (tăng lần lượt 0,2%/1,1%/0,8% cho năm 2023/2024/2025).
Điều này do: 1) chúng tôi tăng dự báo giá trị hợp đồng M&C đầu tiên của dự án Lô B từ 400 triệu USD lên 500 triệu USD và 2) chúng tôi giả định PVS sẽ hoàn thành việc xây dựng cho Lô B vào năm 2027 (sớm hơn 1 năm so với dự báo trước đây của chúng tôi) sau tiến triển gần đây của dự án này. Những yếu tố tích cực này bù đắp cho 1) khối lượng công việc của dự án Lạc Đà Vàng bị trì hoãn từ năm 2024 sang năm 2025/26 và 2) chúng tôi giảm dự báo lợi nhuận ròng trung bình giai đoạn 2023-2027 cho FSO Biển Đông từ ~85 tỷ đồng xuống ~21 tỷ đồng.
Chúng tôi nâng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2023 thêm 0,2% lên 927 tỷ đồng (+5% YoY) chủ yếu do dự báo thu nhập tài chính cao hơn bù đắp cho dự báo lợi nhuận thấp hơn từ FSO Biển Đông.
Chúng tôi dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2024 sẽ tăng 32% YoY chủ yếu do chúng tôi dự báo doanh thu M&C sẽ tăng hơn gấp đôi YoY lên 19 nghìn tỷ đồng, nhờ sự phục hồi của các hoạt động thăm dò & khai thác (E&P) trong nước và đóng góp từ các dự án điện gió ngoài khơi mới. Chúng tôi dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS đạt 21% trong giai đoạn 2022-2025, được hỗ trợ bởi dự báo backlog M&C giai đoạn 2023-2027 của chúng tôi là 5,7 tỷ USD và lợi nhuận trung bình từ các liên doanh FSO/FPSO đạt ~493 tỷ đồng trong giai đoạn 2023-2028.
PVS có định giá hấp dẫn với P/E dự phóng năm 2024 là 15,0 lần, PEG 3 năm tương ứng là 0,6 và số dư tiền mặt là 410 triệu USD tính đến cuối quý 3 (tương đương 63% vốn hóa thị trường của PVS).
Yếu tố hỗ trợ: Lợi nhuận cao hơn dự kiến từ các liên doanh FSO/FPSO trong giai đoạn 2025-2027F và đóng góp lợi nhuận từ dự án điện gió ngoài khơi với vốn đầu tư 5 tỷ USD để xuất khẩu điện sang Singapore.
Rủi ro: Biên lợi nhuận năm 2024 của mảng M&C thấp hơn dự kiến và dự án Lô B bị trì hoãn.
TPB (Khuyến nghị Mua): Tổng thu nhập hoạt động tăng 12% svck song chi phí dự phòng tăng mạnh kéo giảm LNST
Chứng khoán MBS: Hoạt động tín dụng hầu như đứng yên nhưng NIM cải thiện trong Q3
Tính đến cuối Q3/23, tín dụng tăng 7.2% sv đầu năm, trong đó dư nợ cho vay khách hàng tăng 11.8%, trong khi TPDN giảm mạnh 26.6%. Như vậy có nghĩa tín dụng Q3/23 chỉ tăng 0.4% sv Q2/23, đây cũng là một trong những quý có mức tăng trưởng tín dụng thấp nhất của TPB. Chúng tôi dự báo tín dụng 2023 của TPB đạt 9.5%. NIM cải thiện nhẹ 10 điểm cơ bản so với Q2/23 lên mức 3.64%. Nguyên nhân chủ yếu là do TPB bắt đầu hạ lãi suất huy động từ tháng 5/23 đến nay, khiến chi phí huy động (CoF) giảm 11 đcb sv Q2/23. Chúng tôi kì vọng NIM của TPB đã tạo đáy trong Q2/23 và sẽ cải thiện trong thời gian tới (2023F: 3.7%; 2024F: 3.8%).
Tỷ lệ nợ xấu Q3/23 của TPB tăng lên 3.0% từ mức 2.2% cuối Q2/23 và 0.84% cuối năm 2022. Nợ nhóm 2 tăng 0.26% so với Q2/23; chiếm 3.8% trên tổng dư nợ cuối Q3/23. Mặc dù chi phí trích lập dự phòng tăng mạnh gấp 4 lần svck, và dự phòng sử dụng để xử lý rủi ro nợ xấu giảm svck nhưng tỷ lệ LLR suy giảm xuống còn 47% cuối Q3/23 (Q2/23: 61%; 2022: 135%).
Chúng tôi dự báo LN của TPB sẽ tăng 25% svck trong Q4/23 từ nền thấp cùng kỳ năm ngoái qua đó kéo LN cả năm 2023 lên mức 5,875 tỷ đồng (-6% svck). LNST 2024 dự kiến sẽ tăng 12.6% nhờ (i) NIM cải thiện (+10 đcb svck); và (iii) cầu tín dụng cải thiện (12% svck). Chúng tôi khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 19,200 đồng/cp. Rủi ro giảm giá: 1) Tăng trưởng tín dụng thấp hơn dự kiến, 2) NIM giảm nhanh hơn kỳ vọng.
BCG (Khuyến nghị Mua): Tiềm năng tăng trưởng ổn định
Chứng khoán SBS: Dựa trên những tiềm năng của Doanh nghiệp, chúng tôi (CTCP Chứng khoán SBS) khuyến nghị đầu tư dài hạn cổ phiếu của CTCP Bamboo Capital (MCK: BCG – HSX) theo những luận điểm:
BCG là 1 trong những tập đoàn đa ngành hàng đầu Việt Nam: với các mảng kinh doanh cốt lõi đều có nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai (Bất động sản, Năng lượng tái tạo, Xây dựng..)
Thị trường Bất động sản đang dần trải qua giai đoạn khó khăn: BCG Land có tiềm lực tài chính tốt nếu so sánh với các DN BĐS đang gặp khó khăn hiện tại. Các dự án cũng được chọn lọc và có tệp khách hàng riêng nên ít bị ảnh hưởng bởi khó khăn chung.
Mảng Năng lượng tái tạo tràn đầy tiềm năng tăng trưởng: BCG Energy là DN phát triển NLTT hàng đầu Việt Nam đã triển khai và hoàn thiện hàng loạt dự án đón đầu mục tiêu của đất nước trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, cam kết hội nhập.. được dự báo sẽ có nguồn thu rất ổn định và đóng góp đáng kể cho Tập đoàn trong dài hạn.
Mảng Xây dựng hạ tầng: mục tiêu đưa Tracodi trở thành nhà đầu tư
hạ tầng giao thông và tổng thầu xây dựng hàng đầu Việt Nam. Với những lợi thế từ nguồn vốn công ty mẹ, mỏ đá sở hữu.. Tracodi luôn sẵn sàng để đón đầu làn sóng đầu tư công thời gian tới.
Bên cạnh các mảng cốt lõi, BCG cũng mở rộng sang nhiều lĩnh vực tiềm năng khác: như Dược phẩm, Tài chính – Bảo hiểm, Dịch vụ quản lý và Phân phối.. để đa dạng hóa và khép kín hệ sinh thái của Tập đoàn.
Rủi ro tài chính của Doanh nghiệp: đã được đưa về mức cân bằng với tỷ lệ nợ/VCSH là 1.93 lần, đảm bảo an toàn tài chính để tập trung nguồn lực cho các mảng kinh doanh cốt lõi.
Chúng tôi tiến hành định giá BCG theo 3 phương pháp: P/E, P/B và mô hình SOTP. Theo đó, chúng tôi đưa ra mức giá mục tiêu cho BCG trong giai đoạn 2024-2025 là 12,510 VNĐ/CP. Mức giá này cao hơn 68% so với giá tham chiếu ngày 02/11/2023 của BCG là 7,440 VNĐ/CP, do vậy chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu BCG.
Rủi ro nền kinh tế: Nền kinh tế toàn cầu cũng như Việt Nam đang phải đối diện với những thách thức đáng kể tới từ những yếu tố khách quan như xung đột Nga – Ukraine, Israel – Hamas..
Rủi ro chính sách: Khi Việt Nam là 1 trong những nước có sự thay đổi chính sách nhiều nhất, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều mảng kinh doanh của Doanh nghiệp, đặc biệt mảng Năng lượng tái tạo.
Minh An