Mua STB ở ngưỡng giá 11.600 đồng/cp
CTCK BSC (BSI): STB đang nằm trong xu hướng tăng giá sau khi tích lũy quanh ngưỡng giá 11.000 đồng/cp.
Thanh khoản cổ phiếu đã vượt lên ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu. Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD cũng đều ủng hộ nhịp tăng giá này.
Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đã hình thành.
Như vậy, nhà đầu tư có thể mở vị thế ở ngưỡng giá 11.600 đồng/cp và chốt lãi khi cổ phiếu tiệm cận ngưỡng 13.000 đồng/cp, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 11.000 đồng/cp.
Mua DRC với giá khoảng 23.100 đồng/cp
CTCK MB (MBS): Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu DRC của CTCP Cao su Đà Nẵng với giá mục tiêu 12 tháng vào khoảng 23.100 đồng/cp.
Cơ sở: (i) nhu cầu sử dụng lốp radial ngày càng tăng trong tương lai, (ii) chi phí nguyên vật liệu đầu vào duy trì ở mức thấp, (iii) Nhà máy Radial GĐ1 không còn trích khấu hao từ 2021, và (iv) nhu cầu tiêu thụ xe trong nước tăng trở lại nhờ chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe lắp ráp trong nước.
Tiêu điểm đầu tư: Nhà máy Radial giai đoạn 2 hoạt động 100% công suất từ năm 2020, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất & tiêu thụ lốp radial.
|
Cổ phiếu nào được khuyến nghị phiên 16/9? |
Doanh nghiệp cho biết trong điều kiện hoạt động bình thường, hai nhà máy sản xuất lốp radial sẽ hoạt động hết công suất với số lượng lốp radial sản xuất bình quân khoảng 50.000 sp/tháng, trong đó xuất khẩu chiếm 70%, tập trung chủ yếu ở thị trường Mỹ và Brazil. Lợi thế từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ làm gia tăng sản lượng bán lốp radial sang thị trường Mỹ - có sức tiêu thụ và hấp thụ khả quan.
Bên cạnh đó, Nhà mày Radial giai đoạn 1 không còn trích khấu hao từ 2021, làm gia tăng lợi nhuận doanh nghiệp.Thời gian khấu hao 7 năm của nhà máy Radial giai đoạn 1 sẽ kết thúc vào cuối năm 2020, giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm 70 tỷ đồng/năm (tổng mức đầu tư 1.388 tỷ đồng, trích khấu hao nhanh) từ năm 2021.
Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ xe trong nước tăng trở lại nhờ chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe lắp ráp trong nước, tác động tích cực đến tình hình tiêu thụ lốp xe trong nước, trong khi đó sản lượng xuất khẩu sản phẩm từ cao su đang có dấu hiệu phục hồi từ tháng 7.
Lượng xuất khẩu trong tháng 7 chứng kiến mức tăng 9,4%, cao hơn mức tăng 5,1% của tháng 6 so với cùng kỳ.
Khuyến nghị khả quan cho C4G
CTCK Rồng Việt (VDSC): Khuyến nghị khả quan với C4G và định giá dựa trên phương pháp tổng giá trị thành phần (SOTP). Động lực tăng giá cổ phiếu là công ty trúng nhiều gói thầu tại cao tốc Bắc-Nam hơn dự kiến. Rủi ro giảm giá cổ phiếu là dòng tiền tại các dự án BOT kém hơn so với dự kiến.
C4G là nhà thầu có nhiều kinh nghiệm thực hiện các dự án hạ tầng giao thông quy mô lớn và đòi hỏi kỹ thuật cao (sân bay, cao tốc, cầu cạn, hầm chui, metro,…).
Công ty cũng rất tích cực chuẩn bị nguồn lực tài chính nhằm đảm bảo các điều kiện tham gia đấu thầu tại các dự án cao tốc Bắc-Nam. Chúng tôi tin rằng C4G đang sở hữu nhiều ưu thế để trúng tối thiểu 1/13 gói thầu, nâng tổng giá trị backlog cuối năm 2020 lên khoảng 4.800 tỷ đồng, tương đương 3,1 lần doanh thu mảng xây lắp năm 2019.
Dịch bệnh Covid-19 và định hướng hạn chế tăng các loại phí cầu đường của Chính phủ ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu tại các dự án BOT trong 6T2020.
Phương án cơ cấu thời hạn trả nợ tại các dự án BOT Nam Bến Thủy – Hà Tĩnh, Nghi Sơn – Cầu Giát và Thái Nguyên – Chợ Mới đã được ngân hàng chấp thuận sẽ giúp C4G giảm khoản lỗ từ công ty liên doanh liên kết xuống còn 25,9 tỷ đồng trong năm 2020 (giảm 13,4%).
VDSC kỳ vọng việc bàn giao 2 Khu đô thị Long Sơn 1-2 và dự án 61 Nguyễn Trường Tộ sẽ đóng góp chính giúp LN ròng năm 2020 tăng 43,5%. Trong năm 2021, chúng tôi ước tính LN ròng của C4G sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ 71,8%, nhờ vào cú hích từ mảng xây lắp khi thực hiện thi công các gói thầu quy mô lớn tại cao tốc Bắc-Nam.
Anh Nhi