Jindal, 72 tuổi, là người phụ nữ giàu nhất Ấn Độ và là người giàu thứ 10 ở đất nước khoảng 1,4 tỷ dân. Bà trở thành chủ tịch của Jindal Group ngay sau khi chồng bà, người sáng lập OP Jindal, qua đời trong một vụ tai nạn máy bay trực thăng vào năm 2005. Trước đó, người phụ nữ giàu nhất châu Á chỉ ở nhà để làm nội trợ và phục vụ gia đình.
Giá trị tài sản ròng của Jindal đã biến động dữ dội trong những năm gần đây. Nó đã giảm xuống còn 3,2 tỷ USD vào tháng 4 năm 2020 khi bắt đầu đại dịch Covid-19, sau đó đạt mức cao nhất là 15,6 tỷ USD vào tháng 4 năm 2022 khi cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine khiến giá hàng hóa tăng vọt.
Phần lớn tài sản của bà Jindal đến từ OP Jindal. Jindal là công ty sản xuất thép lớn thứ 3 ở Ấn Độ và hoạt động cả ở lĩnh vực xi măng, năng lượng và cơ sở hạ tầng. Tập đoàn có trụ sở tại New Delhi điều hành các công ty thép, khai thác mỏ và điện, có cổ phần trong các công ty bao gồm: JSW Steel, Jindal Steel & Power, JSW Energy, Jindal Saw, Jindal Stainless và công ty đầu tư JSW Holdings. OP Jindal sở hữu 92% cổ phần trong JSW Infrastructure - công ty chuyên xây dựng các cảng, nhà máy đóng tàu và cơ sở sửa chữa tàu.
Giữ ngôi vị nữ tỷ phú giàu thứ hai châu Á, bà Fan Hongwei (55 tuổi) cũng chứng kiến tài sản suy giảm trong năm nay. Tuy nhiên, khối tài sản của bà vẫn ít biến động hơn một số tỷ phú khác ở Trung Quốc, nhờ mô hình kinh doanh đa dạng.
Khởi đầu là một kế toán, Fan thành lập Tập đoàn Hengli vào năm 1994, cùng với chồng là Trần Kiến Hoa, sau đó mở rộng sang lĩnh vực polyester, hóa dầu, lọc dầu và du lịch. Tập đoàn này đã báo cáo doanh thu 732,3 tỷ nhân dân tệ (tương đương 109 tỷ USD) vào năm ngoái. Tài sản cá nhân của Chen ước tính là 6,4 tỷ USD theo chỉ số tài sản của Bloomberg.
Có 68 phụ nữ trong bảng xếp hạng 500 người giàu nhất thế giới của Bloomberg, đứng đầu là Francoise Bettencourt Meyers của L'Oreal, người trị giá 75 tỷ USD. Hai người tiếp theo trong danh sách là Julia Koch, với tài sản khoảng 70 tỷ USD và Alice Walton với khoảng 59 tỷ USD.
Theo Huy Nguyễn/ Arttimes