Câu chuyện đáng suy ngẫm sau bức ảnh “bảng cấm shipper lên lầu“

Google News

Bức ảnh khiến người ta tự hỏi: Liệu nhân viên bán hàng ở các hiệu thức ăn, trà sữa có thái độ xem thường đối với các tài xế giao hàng công nghệ (GHCN)?

Thời đại công nghệ phát triển, có thể nói, Giao hàng công nghệ (GHCN) đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Bạn muốn đi đâu, ăn gì, uống gì… chỉ cần một cú click là vài phút sau bạn sẽ được phục vụ tận nơi. Vì thế, những vụ việc bùng hàng shipper hoặc coi thường shipper lúc nào cũng khiến người ta phải phẫn nộ. Đơn giản là vì trong khi khách hàng ngồi yên ấm ở nhà, trong máy lạnh… thì các shipper phải chạy ngoài đường trong nắng mưa để phục vụ khách hàng. Dù cũng có nhiều GHCN xấu, lừa đảo… nhưng không thể phủ nhận sự tiện ích mà các GHCN mang tới.
Cau chuyen dang suy ngam sau buc anh
Hình ảnh ”gây sốc” trong một tiệm trà sữa ở SG. 
Vì thế, khi mới đây, một fanpage có tên Sài Gòn của tôi đăng một bức ảnh có nội dung thông báo: ”Cấm Grab không lên tầng trên”. Dù câu nói này bị sai về cú pháp, nhưng cũng đủ để mọi người hiểu đây là một lệnh cấm các anh GHCN trong khu vực này.
Bức ảnh bảng cấm shipper lên lầu và câu chuyện về mâu thuẫn giữa giao hàng công nghệ nhân viên bán hàng đáng suy ngẫm ảnh 1Đi kèm với bức ảnh là một bài viết khá dài bày tỏ sự bức xúc trước thái độ kỳ thị GHCN ở một số cửa hàng lớn trên thành phố.
Câu chuyện về giao hàng công nghệ và nhân viên bán hàng.
Dạo gần đây cả nước nói chung và Sài Gòn nói riêng rộ lên hiện tượng gây tranh cãi trong dư luận: Nhân viên bán hàng ở các hiệu thức ăn, trà sữa có thái độ xem thường đối với các tài xế giao hàng công nghệ (GHCN).
Chả hiểu!
1. GHCN là những tài xế được khách ủy quyền đi mua hàng giúp, họ giao dịch trả tiền sòng phẳng, chứ họ có xin ai đâu. Để ví dụ cho dễ hiểu hơn, bạn nhờ đứa em đi mua ly trà sữa, thì đứa em đó bước vô bất kì tiệm trà sữa nào thì nó vẫn là KHÁCH HÀNG, thì các anh GHCN cũng tương tự. Mà, khách hàng là những người mua hàng, mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ, họ là thượng đế.
Khách hàng chạy xe vào quán, giữ xe phải có trách nhiệm hướng dẫn hoặc dắt xe giùm họ, GHCN cũng phải được như vậy.
Khách hàng bước chân vào quán, nhiều quán dạy nhân viên những câu chào hỏi như “Trà sữa ABC xin chào” “Quán XYZ xin chào”. GHCN cũng phải được như vậy.
Khách hàng vào tụm 5 tụm 3 bạn bè nói chuyện rôm rả, không ồn và mất trật tự quá mức, thì GHCN cũng phải được thoải mái như vậy.
Khách hàng vào ngồi xong không kéo ghế hay xếp bàn lại ngay ngắn, việc này cũng thuộc tầm cho phép khi sử dụng dịch vụ, họ có ý thức xếp ghế xếp bàn lại thì tốt, không thì họ cũng không sai. Và GHCN cũng phải được như vậy.
2. Đứng ở góc độ người đứng đầu các chuỗi cung cấp sản phẩm và dịch vụ, bảo đảm một điều rằng từ khi có các GHCH thì họ đã bán được nhiều sản phẩm hơn, khách hàng được tiếp cận dịch vụ của họ nhanh hơn, doanh thu bảo đảm cao hơn cái thời khách phải vượt 6 cái đèn đỏ và khàn cổ dặn lấy nước mắm không cay mới mua được hộp cơm tấm.
Vậy, trừ những GHCN thật sự vô ý thức, trái với tiêu chuẩn ý thức chung của xã hội, thì tại sao lại xem thường họ, nếu không muốn nói là phải biết ơn họ?
Cau chuyen dang suy ngam sau buc anh
 
Bạn cắm mặt bán trà sữa ngày 12 tiếng hay nướng thịt cho khách mờ mắt 8 tiếng thì thu nhập của bạn cũng chưa chắc cao hơn họ đâu, nên đừng xem thường người khác. Mà chưa kể là họ còn chủ động được thời gian, thích thì nghỉ, thích thì làm, bạn có được đặc quyền đó không?
Bên dưới bài viết, nhiều người đã tinh ý nhận ra đây là thông báo của một tiệm trà sữa có tiếng T.C ở Trần Thánh Tông. Trước đó, thương hiệu trà sữa này cũng từng dính rất nhiều phốt nhân viên coi thường GHCN, cãi tay đôi với shipper ngay tại quán… Vì vậy, bảng thông báo này càng khiến nhiều người thêm bức xúc.
Bức ảnh bảng cấm shipper lên lầu và câu chuyện về mâu thuẫn giữa giao hàng công nghệ nhân viên bán hàng đáng suy ngẫm ảnh 2Bức ảnh bảng cấm shipper lên lầu và câu chuyện về mâu thuẫn giữa giao hàng công nghệ nhân viên bán hàng đáng suy ngẫm ảnh 3Nguyễn Vĩnh Thái: ''Tôi nói thật, nếu không có các ứng dụng giao hàng công nghệ hì ở các cửa hàng thức ăn, trà sữa chả tăng danh thu nhiều lên như vậy đâu nhé, đừng ở đó mà khinh thường tài xế công nghệ. Kể cả các cây xăng nữa. Không có những ứng dụng này thì tất cả cửa hàng, cây xăng… đều ế bởi vì mùa hè hay mùa mưa gió người ta ngại ra đường mua đồ, nên họ nhờ những người tài xế này mua giúp họ. Nói chung đã không biết ơn người ta mà còn tỏ thái độ khinh người và xem thường. Mà có khi lương của nhân viên 1 tháng của mấy tiệm trà sữa này chưa chắc gì bằng 1 tuần chạy giao hàng của người ta cho nên đừng bao giờ xem thường người khác khi ai hơn ai thì chưa biết được đâu”
Trang Thanh Nguyễn: ”Không hiểu mấy quán trà sữa đó nghĩ gì, chứ từ khi có GHCN quán mẹ mình xôm hẳn lên, lúc đông bán không kịp thì mấy ổng đứng tụm năm tụm ba tám chuyện nhìn hài, có ông còn bay vô phụ luôn”
Nah Phạm: ”Thấy đa số anh em làm GHCN đều phải tự dắt xe. Không được đi nhà vệ sinh. Thiệt thương!”
Trần Vũ Uyên Nhi: ”Nói thiệt mấy anh GHCN cực lắm luôn á. Tui đặt trà đào lúc hơn 12h trưa nắng nôi, mà lúc giao đến cho tui mấy ảnh vẫn cười rồi còn đùa nữa. Eo ôi dễ thương gì đâu” 
Bên cạnh đó, cũng có một số ít ý kiến cho rằng chắc hẳn GHCN khi đến địa điểm này đã không tuân thủ một số quy tắc được đặt ra, nên người ta mới để bảng như vậy, chứ chẳng ai muốn ”xua đuổi” GHCN, vì như vậy đồng nghĩa với mất doanh thu.
Thảo Nguyễn: ''Nói đi cũng phải nói lại, có nhiều anh GHCN ứng xử không lịch sự. Hôm trước mình đi ăn bún đậu thì thấy quán rất đông, đã hết bàn, trong đó 1 bàn có 2 anh GHCN ngồi chờ mua đem đi. Thấy khách tới mà hết bàn thì 1 bạn phục vụ mới tới nói với 2 anh là cảm phiền ra ngoài chờ để nhường bàn cho khách. Nhân viên phục vụ nói rất lịch sự, nhẹ nhàng nhưng 2 anh tỏ thái độ lồi lõm. Đi nhiều quán thấy mấy GHCN đứng, ngồi chắn hết lối đi, hút thuốc, nói chuyện điện thoại ồn ào rất là mất lịch sự, làm cho khách cũng ngại vô quán. Thiết nghĩ các anh nên lịch sự 1 chút, đứng ngồi gọn lại thì nhân viên sẽ không có thái độ như vậy. Muốn người ta tôn trọng mình thì trước tiên mình phải tôn trọng họ”
Theo Cẩm Loan/Saostar