Cách tiêu tiền “bá đạo” nhất 2015 của tỷ phú thế giới

Google News

Các tỷ phú thế giới này không chỉ khiến dư luận "mắt tròn mắt dẹt" bởi khối tài sản khủng mà còn bởi cách tiêu tiền "ngông" nhất năm 2015.

Tỷ phú Lưu Ích Khiêm (Liu Yiqian): Muốn thử cảm giác làm vua chúa
Tỷ phú thế giới xuất thân từ tài xế taxi này đã gây dựng cơ nghiệp trên thị trường chứng khoán Thượng Hải, sau đó đổ tiền vào bất động sản, dược phẩm và tài chính. Ông cùng vợ - Wang Wei đã mở 2 bảo tàng tư nhân và mua cổ vật, tranh ảnh để trưng bày tại đây.
Năm ngoái, ông đã chi 36 triệu USD cho một chiếc bát gốm 500 năm tuổi của một vị vua Trung Quốc. Mới tháng trước, ông quẹt thẻ tín dụng để trả 170,4 triệu USD cho bức tranh Nu Couche của Amedeo Modigliani tại phiên đấu giá của Christie's ở New York. Đây là cái giá cao thứ nhì cho một tác phẩm nghệ thuật được mang đi đấu giá.
Cach tieu tien “ba dao” nhat 2015 cua ty phu the gioi
 
Thử để biết cảm giác vua chúa, Lưu Ích Khiêm (Liu Yiqian) đã không tiếc tay khi chi 711 tỷ đồng để sở hữu chiếc chén uống rượu từ thời nhà Minh có niên đại 500 năm. Qua hàng loạt cuộc đấu giá, tỷ phú người Trung Quốc này nổi danh thế giới biết về độ chịu chơi.
Năm 2014, giới chơi đồ cổ thế giới xôn xao khi ông Khiêm đã trở thành chủ nhân của chiếc chén cổ có niên đại hàng trăm năm từ nhà đấu giá Sotheby’s ở Hong Kong. Chiếc chén cổ đã lập kỷ lục đấu giá thế giới cho đồ sứ Trung Quốc.
Sự việc gây chú ý dư luận không chỉ vì giá trị của đồ cổ mà còn ở thú chơi ngông của người sở hữu nó. Ông Khiêm đã sung sướng ngồi thưởng trà bằng chiếc chén này.
“Tôi chỉ muốn thể hiện sự phấn khích của mình vào lúc đó. Chiếc chén này có bề dày lịch sử, vì vậy khi trở thành chủ sở hữu của nó, tôi muốn rót ngay trà vào đó và uống mà không cần rửa chén”, ông nói.
Tỷ phú người Nga Yuri Milner: Chi 100 triệu USD tìm sự sống ngoài hành tinh
Cach tieu tien “ba dao” nhat 2015 cua ty phu the gioi-Hinh-2
 
Tỷ phú người Nga Yuri Milner đã khiến cả thế giới chú ý đến ông khi ông vừa bỏ tiền ra đầu tư vào một dự án quan trọng. Ông trùm tư bản này đã bỏ ra 100 triệu USD cho một yêu cầu lạ đời: tìm sự sống ngoài Trái đất.
Được biết, dự án này mang tên Breakthrough Listen, sẽ phát sóng tín hiệu không gian để thăm dò và nhận diện sự sống ngoài Trái đất.Thực chất, trước đây các nhà khoa học đã làm điều này nhưng dự án Listen mới được cho là sâu và rộng nhất từ trước tới nay.
Dĩ nhiên, không có gì đảm bảo tính thành công của Listen. Dự án Listen chính thức được công bố hôm qua (20/7), trùng với ngày phi thuyền Apollo 11 hạ cánh xuống mặt trăng.
Trưởng dự án này là Frank Drake, là người đã đưa ra công thức ước tính số lượng những nền văn minh ngoài Trái đất có thể nhận diện được, và nhà thiên văn học Geoff Marcy, người đã phát hiện hàng trăm hành tinh mới.
Thậm chí trong dự án này còn có cả sự tham gia của giáo sư Stephen Hawking, mặc dù ông không trực tiếp quản lý.
"Sự sống sinh sôi tự nhiên trên trái đất. Bởi vậy, các dạng thức sống khác chắc hẳn phải ở đâu đó trong vũ trụ bao la", nhà vật lý xuất chúng Stephen Hawking phát biểu trước đám đông tại Hiệp hội Hoàng gia ở thủ đô London, Anh.
Theo NBC News, dự án kéo dài 10 năm. "Dự án này chắc chắn sẽ mang lại kết quả. Những thử nghiệm về thiên văn học luôn đáng giá. Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu một cuộc tìm kiếm quy mô và kỹ lưỡng như này không tìm thấy bằng chứng về sự sống ngoài kia", Hawking nói.
Phần thưởng một triệu USD, nằm trong 100 triệu USD, sẽ thuộc về tập thể hoặc cá nhân tạo ra thông điệp ý nghĩa nhất để "đại diện cho nhân loại trái đất". Ông hoàng vật lý khẳng định: "Con người luôn có khát vọng học hỏi và khám phá. Điều chúng ta chưa biết là chúng ta có đơn độc trong vũ trụ hay không?".
Được biết, tỷ phú Nga Yuri Milner (53 tuổi) là một trong những nhân vật đầu tiên đầu tư vào công ty Facebook và Twitter. Ông đã kiếm được hàng tỉ USD từ việc đầu tư vào các công ty internet, bao gồm hãng Alibaba của tỉ phú Jack Ma.
Song ông Milner luôn có mối quan tâm đối với ngành thiên văn học. Tỉ phú Milner nói: “Chúng tôi cam kết mang các phương pháp tiếp cận của Thung lũng Silicon vào việc tìm kiếm sự sống thông minh trong vũ trụ. Cách tiếp cận dữ liệu của chúng tôi sẽ được công khai và tận dụng thế mạnh giải quyết vấn đề của các mạng xã hội”.
Ngoài ra, tỉ phú Milner cũng công bố dự án thứ hai mang tên “thông điệp đột phá”. Dự án này cam kết thưởng 1 triệu USD cho những người tạo ra được các thông điệp kỹ thuật số, có thể gửi vào vũ trụ lời nhắn đại diện cho nhân loại và hành tinh Trái đất.
Tỷ phú chi hơn 100 tỷ mua siêu xe dệt kim cương
Cach tieu tien “ba dao” nhat 2015 cua ty phu the gioi-Hinh-3
 
Một chiếc xe Mercedes-Benz CLS dát kim cương đã trở thành tâm điểm chú ý trong dịp khoe “chiến mã” của các tỷ phú Trung Đông tháng 7 vừa qua.
Trung Đông vốn nổi tiếng là khu vực lắm đại gia giàu có và chịu chơi. Cuối tháng 7 vừa qua, một nhóm tỷ phú đến từ nhiều đất nước như: UAE, Saudi Arabia, Qatar… cùng tụ họp tại London (Anh) để khoe “chiến mã” của mình.
Tất cả đều những chiếc xe này đều được các ông chủ mang tới bằng phi cơ riêng.
Bên cạnh những chiếc xế hộp đắt tiền như: Pagani, Lamborghini, Ferrari, Maserati, Aston Martin, Bugatti Veyron…, một chiếc Mercedes-Benz CLS đã trở thành tâm điểm chú ý, bởi vỏ ngoài chiếc xe này được phủ kín bằng kim cương.
Mỗi viên kim cương đều được gia công tỉ mỉ, những người thợ phải mất 2 tháng ròng rã mới hoàn thành chiếc xe siêu đặc biệt này. Chủ nhân chiếc xe cũng không nhớ mình đã sử dụng bao nhiêu viên kim cương để đính lên xe.
Năm 2009, Hoàng tử Ả Rập cũng khiến nhiều người "tròn mắt" trước chiếc xe dát kim cương 4,8 triệu USD của mình. Tuy nhiên, thông tin này gây hoài nghi, bởi nếu đính toàn bộ kim cương thì chiếc xe không thể chỉ có giá 4,8 USD. Một số nguồn tin khác, bao gồm cả nguồn tin từ chính hãng độ phụ kiện cao cấp Garson (DAD), chiếc xe này được tính tòan bộ 300.000 viên pha lê cao cấp Swarovski.
Còn nhớ, vào tháng 7/2008, một đại gia Ả rập - Xê út cũng từng bỏ ra 4,8 triệu USD để "khoác" áo kim cương lên chiếc Mercedes-Benz SL 600 của mình.
Dịp Valentine vừa qua, đại lý Jennings Ford Direct ở Anh đã cho ra mắt sản phẩm độc đáo chỉ dành cho các đại gia. Đó là chiếc Escape đính kim cương và đá Swarovski có giá lên đến 1 triệu bảng Anh.
Tỷ phú mua nhà đắt nhất ở thành phố đắt đỏ nhất Ấn Độ chỉ để nghỉ cuối tuần
Cach tieu tien “ba dao” nhat 2015 cua ty phu the gioi-Hinh-4
 
Tỷ phú Adar Poonawalla, Giám đốc điều hành (CEO) của công ty sản xuất vaccine lớn nhất châu Á Serum Institute of India, mua lại dinh thự trước kia từng thuộc về một vị vua và gần đây là nơi đặt lãnh sự quán của Mỹ tại Mumbai.
Bỏ ra số tiền 120 triệu USD để sở hữu căn nhà hoành tráng này, nhưng gia đình tỷ phú Poonawalla chỉ có ý định sử dụng ngôi nhà vào hai ngày cuối tuần.
“Chúng tôi luôn tới Mumbai vào mỗi cuối tuần để cưỡi ngựa”, ông Poonawalla cho biết khi trả lời phỏng vấn ở Pune, nơi gia đình ông đang sinh sống và cách Mumbai khoảng 4 giờ lái xe. Vị tỷ phú nói thêm rằng không vì dinh thự mới mua mà gia đình ông sẽ tới Mumbai thường xuyên hơn.
Dinh thự nói trên có tên là Lincoln House, nằm trên một khu đất rộng gần 1 ha bên bờ biển Arab. Với mức giá 8 tỷ Rupee, tương đương 120 triệu USD, đây là căn nhà đắt nhất từng được sang tay ở thành phố Mumbai.
Căn nhà được maharajah (vị vua cai trị một vùng đất ở Ấn Độ) của vùng Wankaner xây dựng vào năm 1938, sau đó bán lại cho Chính phủ Mỹ vào năm 1957. Trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, căn nhà là nơi đặt lãnh sự quán Mỹ tại Mumbai. Cách đây một năm, do nhu cầu xin visa tăng mạnh, Mỹ đã chuyển lãnh sự quán tại Mumbai sang một văn phòng khác rộng hơn.
“Ở một thành phố như Mumbai, sẽ không bao giờ có một cơ hội như thế này trong 10-20 năm tới. Để mua một lô đất rộng thế này ở Mumbai là điều gần như không thể”, tỷ phú Poonawalla nói.
Cha của tỷ phú Adar Poonawalla, ông Cyrus Poonawalla, là người sáng lập kiêm Chủ tịch của Serum Institute. Hiện ông Cyrus có 8,5 tỷ USD tài sản ròng và giàu thứ 7 ở Ấn Độ.
Nhà Poonawalla mua dinh thự trên khi giá nhà ở Mumbai, thành phố đắt đỏ nhất ở Ấn Độ, bắt đầu giảm. Trong quý 2, giá nhà ở thành phố này giảm 2% từ mức kỷ lục khoảng 2.130 USD/m2 thiết lập vào quý 4 năm ngoái.
Theo giới phân tích, giá nhà ở Mumbai có thể giảm tới 20% trong năm 2016 trong bối cảnh giá nhà quá cao khiến người mua chần chừ mà nguồn cung lại dư thừa.
Tuy vậy, tỷ phú Adar Poonawalla không hề tỏ ra lo ngại. Ông cho rằng, giá trị căn nhà mà gia đình ông vừa mua có thể tăng 3-4 lần trong 10 năm.
“Xu hướng mà tôi nhận thấy ở London, New York và Mumbai là giá bất động sản cao cấp ở vị trí đắc địa không bao giờ giảm, ngay cả khi suy thoái kinh tế. Đây đúng là cơ hội chỉ có một lần trong đời”, vị tỷ phú phát biểu.
Theo Đời Sống Pháp Luật