Người tiêu dùng có thể yên tâm mua sắm và tránh khỏi những vướng mắc này nếu hiểu và có trách nhiệm khi sử dụng thẻ.
Các yếu tố quan trọng khi sử dụng thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng vốn là công cụ thanh toán tiện lợi và an toàn nếu bạn biết cách sử dụng. Vì thế, yếu tố quan trọng đầu tiên mà chủ thẻ tín dụng cần biết là xác định khả năng thanh toán dựa trên tổng thu nhập hàng tháng. Tỷ lệ nợ an toàn trên thẻ chỉ nên nằm trong mức 50% tổng thu nhập. Nếu có tổng thu nhập bình quân 15 triệu đồng/tháng, bạn chỉ nên chi tiêu qua thẻ 7-8 triệu đồng/tháng.
|
Ảnh minh họa. |
Trong trường hợp cần chi tiêu vượt mức tỷ lệ nợ an toàn trên, chủ thẻ nên lên ngân sách sử dụng dựa trên hạn mức thẻ. Thông thường, bạn chỉ nên sử dụng tối đa 80% hạn mức thẻ để tránh phí chi vượt hạn mức. Nếu thẻ có hạn mức 50 triệu đồng, chỉ nên sử dụng 40 triệu đồng khi thanh toán các giao dịch qua thẻ.
Ngoài ra, chủ thẻ có thể chọn các giải pháp dưới đây để giảm tối đa lãi suất và tránh các loại phí phát sinh.
Bạn nên liên lạc với đơn vị phát hành thẻ để chuyển đổi những giao dịch mua đồ gia dụng, thiết bị điện tử, thậm chí xe gắn máy sang chế độ trả góp để được hưởng lãi suất thấp hơn lãi suất thẻ. Trong trường hợp sở hữu nhiều thẻ tín dụng, nên ưu tiên sử dụng thẻ có lãi suất thấp hoặc phí rút tiền mặt thấp nhất.
Để tránh phát sinh phí phạt trả chậm, chủ thẻ nên thanh toán một phần hoặc số tiền thanh toán tối thiểu trong bảng sao kê khoảng 3-5 ngày trước ngày tới hạn thanh toán. Nên ưu tiên thanh toán toàn bộ khoản dư nợ của thẻ tín dụng có lãi suất cao trước, trả dần các khoản dư nợ có lãi suất thấp hơn trong thời gian sớm nhất.
Đặc biệt, chủ thẻ nên lùi ngày thực hiện giao dịch thẻ qua khỏi ngày chốt sao kê hàng tháng để tận dụng tốt nhất thời gian 45 ngày miễn lãi suất.
Nhiều người không hiểu rõ về khoảng thời gian 45 hoặc 55 ngày miễn lãi suất và nghĩ rằng mình có thể thoải mái chi tiêu thì sẽ được ưu đãi miễn lãi.
Trên thực tế, khoảng thời gian “vàng” này chỉ được tính khi số dư nợ trong kỳ được thanh toán toàn bộ trước ngày tới hạn thanh toán hàng tháng. Nếu chỉ thanh toán một phần dư nợ, số dư nợ còn lại vẫn bị tính lãi suất trong bảng sao kê của kỳ thanh toán tiếp theo.
Ngoài ra, chủ thẻ cần lưu ý: thanh toán trên các trang giao dịch trực tuyến ở nước ngoài luôn phải chịu phí chuyển đổi ngoại tệ. Vì thế, khi thực hiện thanh toán này, chủ thẻ nên chọn thời điểm giảm giá hoặc sử dụng các phiếu khuyến mãi để mua sắm, giúp tiết kiệm trong chi tiêu.
Tầm quan trọng của lịch sử tín dụng cá nhân
Nhiều trường hợp người tiêu dùng muốn mở thêm thẻ, nâng cao hạn mức thẻ tín dụng hoặc vay thêm tín dụng nhưng không được ngân hàng hay công ty tài chính (CTTC) chấp thuận. Lý do đến từ điểm tín dụng thấp và nằm trong nhóm nợ xấu được ghi nhận tại CIC - Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Khi bị từ chối, bạn mới nhận thức được những hệ quả khi không chịu tìm hiểu trách nhiệm thực hiện hợp đồng, bỏ qua các thông báo về sao kê giao dịch, những loại phí và cách thức thanh toán hoặc chủ quan chậm trễ trong thanh toán dư nợ thẻ.
Người tiêu dùng thông minh
Chủ thẻ tín dụng có thể mua sắm thoải mái nếu biết kiểm soát tốt chi tiêu cá nhân. Bên cạnh đó, bạn có thể tận dụng những chương trình khuyến mãi hoàn tiền hay tích điểm trên thẻ tín dụng để đổi thành tiền, nhận quà từ đơn vị phát hành thẻ.
Thị trường có nhiều loại thẻ tín dụng với hạn mức và ưu đãi khác nhau. Bạn có thể lựa chọn mở thẻ tín dụng có hạn mức phù hợp với thu nhập và khả năng thanh toán cá nhân. Người có thu nhập trung bình 3-5 triệu đồng/tháng có thể mở thẻ tín dụng FE CREDIT với hạn mức lên đến 60 triệu đồng.
Thẻ FE CREDIT đi kèm nhiều tiện ích linh hoạt như: phí rút tiền mặt chỉ 1%, miễn phí thường niên trọn đời, miễn phí lãi suất lên đến 45 ngày… giúp chủ thẻ thoải mái chi tiêu trước, trả tiền sau và tận hưởng hàng loạt ưu đãi từ đơn vị phát hành thẻ.
Theo Zing