|
Trong tương lai, kể cả khi kiếm được 1 triệu đô la tại Mỹ, bạn vẫn chỉ được coi là tầng lớp...bình dân (Ảnh: GETTY) |
Chương trình khảo sát tài chính người tiêu dùng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cứ 3 năm 1 lần đã tập hợp một cách chi tiết tình hình tài chính của các gia đình tại Mỹ. Một trong những thước đo cơ bản của khảo sát này chính là tổng thu nhập trung bình của mỗi gia đình, vốn được xác định bởi chênh lệch giữa tổng tài sản và số nợ phát sinh trong quá trình phân phối tài sản của gia đình đó.
Số liệu từ khảo sát trên cho thấy tác động của cuộc Đại suy thoái năm 2007 đã làm tụt đáng kể tổng giá trị trung bình của một gia đình tại Mỹ, từ 140.000 đô la Mỹ xuống chỉ còn 85.000 đô la Mỹ vào năm 2010. Phải mãi đến cuộc khảo sát gần đây vào năm 2016, những dấu hiệu phục hồi mới bắt đầu xuất hiện, nhưng giá trị tài sản trung bình của một gia đình trung lưu vẫn còn cách khá xa vị trí cao nhất của mình vào năm 2007.
Đến khoảng giữa những năm từ 2013 đến 2016, giá trị tài sản trung bình của một gia đình tại Mỹ tăng từ 83.700 đến 97.300 đô la Mỹ, đạt mức tăng trung bình 4.533 đô la Mỹ/năm trong chu kỳ 3 năm này, theo dữ liệu từ FED. Với đà tăng trưởng như vậy, phải đến tận năm 2215 thì tổng thu nhập trung bình của giới trung lưu tại Mỹ sẽ cán mốc 1 triệu đô la Mỹ.
Ở một kịch bản thay thế khác, cũng có khả năng thay vì tăng trưởng một cách tuyến tính như ví dụ nêu trên, kèm thêm việc giá trị thật có thể tăng thêm một số tiền cố định trung bình vào mỗi năm, thì tổng giá trị tài sản thậm chí có thể tăng theo cấp số nhân. Đây chính là ý tưởng cơ bản của khái niệm lãi kép trong lĩnh vực đầu tư.
Áp dụng khuôn khổ trên, việc tăng thêm 13.600 đô la Mỹ trong khoản thu nhập trung bình từ năm 2013 đến năm 2016 sẽ làm mức tăng trưởng kép hàng năm đạt 5,1%. Nếu tổng tài sản trung bình đạt 97.300 đô la Mỹ trong năm 2016 và tiếp tục đà tăng trưởng trên, thì nó sẽ đạt mức 1 triệu đô la Mỹ vào khoảng năm 2063.
Ở những tính toán kể trên, cũng như những ước tính theo sau, chúng ta đang sử dụng những thay đổi có thật về tổng tài sản trung bình. Điều đó có nghĩa là mọi thứ đang được điều chỉnh theo mức lạm phát để biểu hiện sức mua của đồng đô la Mỹ vào năm 2016. Nếu tính cả yếu tố lạm phát vào những ước tính trên, tổng tài sản trung bình của một gia đình trung lưu tại Mỹ sẽ sớm cán mốc 1 triệu đô la Mỹ, nhưng sức mua thực tế sẽ thấp hơn mức thu nhập 1 triệu đô la Mỹ ở thời điểm hiện tại.
Nhìn vào toàn bộ thời kỳ trên, bao gồm cả sự sụt giảm từ cuộc Đại suy thoái, thu nhập trung bình của các hộ gia đình trung lưu tại Mỹ đã tăng từ 87.500 vào năm 1989 đến 97.300 vào năm 2016. Điều này có nghĩa là thu nhập trung bình mỗi năm của các hộ gia đình chỉ tăng 363 đô la Mỹ, đạt tỉ lệ tăng trưởng 0,4%.
|
Nếu tính cả thu nhập trung bình từ 1989 đến 2016, một gia đình trung lưu tại Mỹ phải mất 2.500 năm mới có thể thành triệu phú (Ảnh: Alternet) |
Với con số ít ỏi như vậy, phải mất 2.500 năm để một hộ gia đình trung lưu tại Mỹ đạt tổng thu nhập trung bình 1 triệu đô la Mỹ. Kể cả khi có lợi nhuận kép, một gia đình bình thường sẽ không thể trở thành triệu phú trước năm 2609.
Còn ở phương án thứ 3, nếu giữ nguyên mức tăng trưởng ở thời điểm trước cuộc Đại suy thoái. Lúc đó, tổng giá trị trung bình sẽ tăng ở mức 2.900 đô la Mỹ/năm vào năm 2016, đạt tỉ lệ tăng trưởng 2,6%/năm.
Với tốc độ tăng trưởng như vậy, và lấy mốc giá trị khởi điểm của một gia đình trung lưu trong năm 2016 là 97.300 đô la Mỹ vào năm 2016, tổng giá trị này sẽ đạt 1 triệu đô la Mỹ vào năm 2328. Nếu gộp cả lãi suất kép vào tỉ lệ tăng trưởng 2,6%, một gia đình bình thường sẽ trở thành triệu phú vào năm 2106.
Tất nhiên, cần phải nhắc lại rằng tất cả những tính toán trên chỉ mang tính chất tương đối. Dự đoán tương lai bao giờ cũng là một điều khó khăn, nếu không muốn nói là không tưởng.
|
Nếu cuộc Đại suy thoái không xảy ra, một gia đình trung lưu tại Mỹ rất có thể đã đạt mức thu nhập trung bình 1 triệu đô la vào năm 2106 (Ảnh: SmartAsset) |
Với những gì đã xảy ra vừa qua, một xu thế dù đang trong đà đi lên vẫn có thể đột ngột lao dốc, ít nhất một cách tạm thời, bởi những cuộc thoái trào đột ngột như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và cuộc Đại suy thoái năm 2007. Một cú sốc tương tự ảnh hưởng đến sản nghiệp của con người – như những cuộc suy thoái kinh tế hay những ảnh hưởng tiêu cực từ biến đổi khí hậu – có thể làm đình trệ một cách nghiêm trọng sự tăng trưởng của một gia đình trung lưu tại Mỹ.
Cũng có thể kể đến những bước ngoặt theo chiều hướng khác – như những thay đổi mang tính công nghệ, xã hội hoặc chính trị có thể làm kinh tế biến đổi một cách ngoạn mục. Điều này cũng có thể tạo ra nhiều của cải hơn cho một gia đình trung lưu.
Đương nhiên, tất cả những điều trên chỉ là những phỏng đoán vô căn cứ, nhưng không phải phi lý khi cho rằng trong vài thế kỷ hoặc thậm chí chỉ vài thập kỷ nữa, việc trở thành triệu phú giờ chỉ còn là vấn đề “cân đường hộp sữa” đối với các gia đình trung lưu ở Mỹ.