Cụ thể, cá nhân có hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng đối với mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, thực phẩm, thuốc... mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc nhập khẩu hàng giả sẽ bị xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 2 đến 6 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3 triệu đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5 triệu đồng.
|
Buôn bán mỹ phẩm giả có thể đối diện với mức phạt lên đến 100 triệu đồng |
Phạt tiền từ 6 đến 10 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3 đến dưới 5 triệu đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5 đến dưới 10 triệu đồng.
Phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5 đến dưới 10 triệu đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10 đến dưới 20 triệu đồng.
Phạt tiền từ 20 đến 60 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10 đến dưới 20 triệu đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20 đến dưới 30 triệu đồng.
Phạt tiền từ 60 đến 100 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20 đến dưới 30 triệu đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30 đến dưới 50 triệu đồng.
Phạt tiền từ 100 đến 140 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50 triệu đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp buôn bán hàng giả khác thì mức phạt sẽ bằng một nửa mức phạt nêu trên.
Trong trường hợp tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi, tức mức phạt tiền tối đa với tổ chức lên đến 280 triệu đồng.
Theo Viet Q