Trước đó, hoạt động kinh doanh của BOT trong năm 2017 và 2018 không ghi nhận doanh thu, lợi nhuận do từ khi thành lập (2014) đến nay, Công ty đang trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án BOT Cầu Thái Hà nên tất cả chi phí liên quan được quyết toán vào tổng mức đầu tư của dự án.
Do đó, BOT sống là nhờ dòng tiền từ cổ đông lớn. Cụ thể, năm 2018 ghi nhận BOT thu về 126 tỷ đồng từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu. Trong khi đó, năm 2017, nguồn tiền “nuôi sống” doanh nghiệp chủ yếu đến từ tiền vay ngắn hạn, dài hạn 176,5 tỷ đồng.
Công ty mẹ của BOT chính là Công ty TNHH Tiến Đại Phát với 59,48%, CTCP CNC Capital Việt Nam sở hữu 21,01%, CTCP PIV 10,44% tại thời điểm tháng 6/2019.
Tương tự, 9 tháng 2019, BOT tiếp tục đi vay từ Tiến Đạt Phát với số tiền 109 tỷ đồng không có lãi suất để duy trì hoạt động.
Ngoài ra, BOT hiện còn dư nợ vay hơn 1,026 tỷ đồng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank). Đây là khoản vay nhằm thanh toán chi phí hợp tác đầu tư thực hiện dự án công trình cầu Thái Hà vượt sông Hồng trên đường nối 2 tỉnh Thái Bình - Hà Nam, với đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình, theo hợp đồng BOT.
Đáng nói, mới đây, ngày 19/08/2019, BOT đã thông qua phương án phát hành 8.5 triệu cp riêng lẻ cho 5 cá nhân với giá chỉ 10,000 đồng/cp, trong khi giá cổ phiếu BOT trên sàn hiện 53,800 đồng/cp (chốt phiên 17/10).
Mục đích đợt chào bán là bổ sung nguồn vốn để thanh toán các khoản nợ của Công ty, trong đó chi 84 trong tổng số 85 tỷ đồng dự kiến thu được từ đợt phát hành để trả cho công ty mẹ Tiến Đại Phát.
Minh An