Cụ thể, vùng ATDB động vật đối với bệnh cúm gia cầm Newcastle tại thị xã Phú Mỹ và huyện Châu Đức; vùng ATDB động vật đối với bệnh lở mồm long móng và dịch tả heo cổ điển tại huyện Long Điền và Đất Đỏ; vùng ATDB động vật đối với bệnh dại ở động vật tại TP. Vũng Tàu và huyện Côn Đảo; 8 cơ sở ATDB động vật đối với các loại bệnh tại các xã Tam Phước (huyện Long Điền), Bưng Riềng, Hòa Hội, Xuyên Mộc, Phước Tân, Bông Trang, Phước Thuận, thị trấn Phước Bửu (huyện Xuyên Mộc) và 120 cơ sở, trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp tỉnh cũng đặt mục tiêu xây dựng 2 vùng, 3 cơ sở cấp xã và 15 cơ sở, trang trại ATDB động vật để được các cấp có thẩm quyền chứng nhận trong năm 2022.
Các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh chủ động phun khử chuồng trại để bảo đảm an toàn dịch bệnh. Ảnh: CCCNTY
Theo ông Nguyễn Xuân Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong vùng ATDB, người chăn nuôi có nhiều thuận lợi, được ưu tiên trong việc lựa chọn cung cấp con giống và được phép vận chuyển ra khỏi vùng dịch. Đây là lợi thế rất lớn khi diễn biến dịch bệnh động vật đang phức tạp. Ngoài ra, sản phẩm vùng chăn nuôi ATDB còn được xem xét cấp chứng nhận đạt quy phạm thực hành chăn nuôi tốt Việt Nam (VietGAHP), được ưu tiên tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.
Bên cạnh đó, việc xây dựng vùng, cơ sở ATDB còn giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh, cải tiến và nâng cao hiệu quả quản lý chăn nuôi; cung cấp thực phẩm an toàn cho thị trường, nhất là đối với các chuỗi liên kết từ chăn nuôi, giết mổ đến chế biến tiêu thụ sản phẩm.
Hiện các nước ngày càng siết chặt và tăng các yêu cầu về kiểm dịch thú y đối với những mặt hàng chăn nuôi xuất khẩu, việc xây dựng được vùng ATDB theo chuẩn quốc tế chính là một trong những yêu cầu quan trọng để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi trong giai đoạn hội nhập.
Thiên Bảo