Bà Phương Hằng “chơi ác” Hoài Linh: 14 tỷ quy ra sắt, giờ lên tới 24 tỷ

Google News

Thép là loại hàng hóa có mức tăng "khủng khiếp" nhất trong 6 tháng qua. Là một doanh nhân trong ngành bất động sản, bà Phương Hằng có thể nói là người phải bám sát giá sắt thép hơn ai hết.
 

Buổi livestream vào tối ngày 25/5 của bà Phương Hằng – CEO công ty Đại Nam thu hút tới 300.000 người xem trực tiếp do sức nóng của câu chuyện giữa bà Phương Hằng với giới nghệ sỹ, đặc biệt là NS Hoài Linh. Theo đó, NS Hoài Linh bị tố "quỵt" 14 tỷ đồng do người hâm mộ gửi vào tài khoản để cứu trợ nhân dân miền Trung trong đợt lũ lụt tháng 10/2020.
Trước buổi livestream của bà Phương Hằng, khi sự việc 14 tỷ đồng vẫn nằm trong tài khoản của Hoài Linh trong suốt 6 tháng qua bị lộ, nhiều người đã nhanh chóng tính toán ra số tiền lãi mà ngân hàng trả cho danh hài theo biểu lãi suất không kỳ hạn của ngân hàng MB Bank là 0,1%, và lãi suất có kỳ hạn 6 tháng là 5,1%.
Tuy nhiên, bà Phương Hằng còn "chơi ác" hơn khi quy số tiền 14 tỷ theo giá thép. Bà Hằng nói: "Vào tháng 11 năm 2020, giá sắt chỉ có 15 ngàn 500 đồng, tương đương 903 ngàn 1 tấn. Bây giờ 25/5/2021, 14 tỷ đồng quy ra sắt thì lên hơn 24 tỷ đồng. Số tiền chênh lệch cỡ 10 tỷ 658 triệu đồng. Tính về giá trị thương mại thì làm rõ ra, tiền phải làm ra tiền chứ không phải tiền để trao niềm tin".
Ba Phuong Hang “choi ac” Hoai Linh: 14 ty quy ra sat, gio len toi 24 ty
 
Ngoài ra, bà Phương Hằng cũng nói về vụ việc với quan điểm: "Chúng ta đang tiếp tục tạm ứng niềm tin" và "Chúng ta phải làm cho rõ ràng ra, nhất là đồng tiền đi cứu trợ".
Là một doanh nhân trong ngành bất động sản, bà Phương Hằng có thể nói là người phải bám sát giá sắt thép hơn ai hết.
Thép là loại hàng hóa có mức tăng "khủng khiếp" nhất trong 6 tháng qua do sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc khiến cho nhu cầu thép xây dựng tăng cao. Giá hàng hóa này cũng bị ảnh hưởng bởi chi phí vận chuyển tăng mạnh vì Covid-19.
Ngày 19/4/2021, Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam gửi văn bản "kêu cứu" lên văn phòng Chính phủ, kiến nghị đưa ra những biện pháp bảo vệ các nhà thầu Việt Nam trước nguy cơ vỡ trận, phá sản vì tình hình giá thép tăng đột biến một cách phi mã trong quý I/2021, đặc biệt là những ngày tháng 4.
Theo con số mà Hiệp hội này đưa ra, tất cả thương hiệu thép đã đồng loạt tăng giá từ 30-40% so với giá cuối quý IV/2020.
Sau lời kêu cứu đó, giá thép vẫn tiếp tục tăng. Chỉ tính riêng thép Hòa Phát, từ ngày 3/12/2020 đến nay đã 28 lần tăng giá với biên độ mỗi lần từ 300.000 - 500.000 đồng/tấn. Giá thép cuộn Hòa Phát tăng từ 14.570 đồng - 15.100 đồng/kg lên 16.800 đồng - 17.000 đồng/kg. Vào thời điểm ngày 3/12/2020, thép Hòa Phát có giá 11.600 đồng/kg, đến ngày 12/5/2021, giá thép tại nhà máy (chưa VAT) được báo giá 17.250 đồng/kg, tương ứng tăng 48,7%.
Tương tự, thép Việt Đức, cũng tăng 14.800 đồng - 15.000 đồng/kg, lên 16.700 - 16.800 đồng/kg; thép Việt Ý tăng từ 14.760 đồng/kg lên ngưỡng 16.900 đồng/kg;...
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị