Cây nha đam
Nha đam hay lô hội là loại cây thuốc khá quen thuộc. Người ta thường trồng cây nha đam trong chậu, đặt ở ban công hoặc cửa sổ. Loại cây này ưa nắng nhẹ, không nên đặt dưới trời nắng gắt.
Không chỉ giúp làm đẹp da, trị bỏng, trị đau bao tử,… cây nha đam còn giúp làm giảm nhiệt độ trong phòng và lọc chất formaldehyd trong không khí.
Cây cau cảnh
Loại cây này có hình thế đẹp lại rất dễ chăm sóc. Chúng tạo độ ẩm không khí một cách tự nhiên. Đặc biệt, cây cau cảnh có thể lọc benzen, formaldehyd và trichloroen trong không khí.
Loại cây này có thể sống trong đất, có thể sống thủy sinh và đặc biệt là có thể sinh trưởng tốt trong môi trường thiếu nắng thời gian dài. Chính vì vậy mà cây cau cảnh được trồng nhiều trong nhà.
Nếu trồng cau cảnh bạn nên tưới nước 2 – 3 lần/tuần, tỉa lá để cây luôn xanh đẹp.
Cây đa, sung, si
Trồng cây sung trong nhà không chỉ mang ý nghĩa phong thủy mà còn giúp giảm nhiệt độ trong nhà xuống. Đồng thời cây sung giúp giảm cô nhiễm, cải thiện chất lượng không khí.
Vì là cây ưa sáng nên bạn hãy đặt cây sung ở ban công hoặc hiên nhà, cây sẽ sinh trưởng tốt. Trong quá trình chăm sóc nên bón ít phân, tưới nước và cắt tỉa cây thường xuyên để cây có dáng đẹp.
Cây dương xỉ
Loại cây này có khả năng hấp thụ asen, các chất độc hại đến sức khỏe con người như toluene, xylen, Aldehyde formic. Ngoài ra cây dương xỉ còn có tác dụng làm mát, đem lại không khí trong lành và tinh thần thoải mái cho con người.
Bạn có thể trồng cây dương sỉ trong bình thủy sinh, trong chậu nhỏ và đặt trên bàn làm việc hoặc cửa sổ, ban công. Nó sẽ giúp không gian trở nên mát mẻ hơn. Loại cây này không phải chăm sóc nhiều, có sức sống mạnh mẽ và sống tốt trong điều kiện ánh nắng yếu nên sẽ là sự lựa chọn không thể bỏ qua.
Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ được biết đến là loại cây giúp lọc sạch không khí. Cây có khả năng thải ra oxy vào ban đêm, giữ cho không khí mát mẻ cũng như hấp thụ một lượng lớn các chất độc trong nhà bạn.
Theo Trần Thu Thuỷ/Khoevadep