Một trong những lý do đầu tiên là máy bay thương mại bay ở những nơi có đường băng, được giám sát, đường bay được tính toán kỹ và kiểm soát không lưu.
Trong khi đó, trực thăng thường được sử dụng trong các vùng nguy hiểm, địa hình khó nắm bắt do có thể hạ cánh dễ dàng, thực hiện các hoạt động quân sự, tìm kiếm cứu nạn, sơ tán y tế, và nhiệm vụ nguy hiểm khác.
Theo nghiên cứu, trực thăng còn dễ gặp nạn khi gặp thời tiết xấu hơn máy bay thương mại. Trong chiến tranh, máy bay trực thăng cũng dễ dàng bị bắn hạ hơn vì bay khá thấp so với mặt đất.
Ngoài ra, do mục đích sử dụng, trực thăng cất và hạ cánh nhiều hơn mà phần lớn các vụ tai nạn máy bay xảy ra trong quá trình này.
Một nguyên nhân khác là máy bay trực thăng có nhiều bộ phận chuyển động đồng thời nên khả năng bị trục trặc cũng cao hơn máy bay thương mại. Một máy bay trực thăng gồm có các bộ phận chính như cánh quạt, cánh đuôi, hộp số và một trục chạy dọc chiều dài của máy bay. Nếu một trong những bộ phận chính bị phá vỡ, nó có thể bị rơi.
Nguyên nhân cuối là quy trình vận hành máy bay trực thăng cũng phức tạp hơn máy bay thương mại.
Kết quả là, tỷ lệ tai nạn trong các chuyến bay huấn luyện trực thăng cũng cao gấp hai lần máy bay thương mại. Tỷ lệ tử vong trong tai nạn máy bay trực thăng trung bình là 1,3 ca/100.000 giờ bay.
Lưu Thoa (theo SL)