|
Một nhà vệ sinh công cộng dành cho nam giới ở Ấn Độ.
|
Theo lý giải của cánh đàn ông Ấn Độ, đăng ảnh đứng cạnh nhà vệ sinh riêng để “quyến rũ” các cô gái trẻ bằng cách làm yên lòng họ rằng, nếu chấp nhận kết hôn, các cô chắc chắn sẽ được sử dụng nhà vệ sinh, nhà tắm sạch sẽ, an toàn và thoải mái ở ngay trong nhà.
Xu hướng chụp ảnh khoe nhà vệ sinh riêng của trai độc thân Ấn Độ bắt đầu nổi lên mạnh mẽ sau khi Bộ trưởng vệ sinh môi trường nước này năm ngoái khuyến cáo, các cô gái trẻ không nên kết hôn vào một gia đình không có nhà vệ sinh riêng.
Ở Ấn Độ, nhiều gia đình không có nhà vệ sinh riêng trong nhà không phải là chuyện hiếm. Việc đi vệ sinh bừa bãi ở ngoài trời như trên đường phố, các con mương, sườn đồi, bãi biển hoặc thậm chí đường ray xe lửa hoặc bất cứ bãi đất trống nào là truyền thống vốn tồn tại từ lâu ở Ấn Độ và hiện vẫn là hiện tượng phổ biến ở đây.
Thói quen trên không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, sức khỏe dân sinh mà còn đặt ra nhiều thách thức đối với vấn đề an ninh khi người dân dễ dàng bị tấn công, cướp giật hoặc thậm chí cưỡng hiếp trong khi đi vệ sinh ở bên ngoài.
Năm ngoái, một cô dâu trẻ Ấn Độ quyết bỏ chồng về nhà bố mẹ chỉ vì nhà chồng không có nhà vệ sinh riêng.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Ấn Độ hiện có khoảng 626 triệu người đi vệ sinh ở ngoài trời – nhiều gấp đôi so với 18 quốc gia có lượng người đi vệ sinh ngoài trời lớn nhất cộng lại.
Do đó, theo WHO, hàng tấn chất thải của con người bắt đầu thẩm thấu vào nguồn nước, gây ra các bệnh tiêu chảy và nhiều chứng bệnh khác (10% các căn bệnh ở Ấn Độ xuất phát từ nguồn nước bị ô nhiễm và hệ thống vệ sinh nghèo nàn).
Trong khi phải đối mặt với tình trạng thiếu nhà vệ sinh riêng nghiêm trọng trong các hộ gia đình, ở các thành phố lớn và phát triển của Ấn Độ như Delhi, Mumbai, số lượng các nhà vệ sịnh dành cho phụ nữ ở Ấn Độ lại ít hơn rất nhiều so với nam giới. Chưa hết, phụ nữ thường phải trả tiền để sử dụng nhà vệ sinh công cộng trong khi đàn ông thì không.
Chính quyền Ấn Độ từ lâu đã kêu gọi và thuyết phục các hộ gia đình xây nhà vệ sinh riêng ở trong nhà. Tuy nhiên, tình trạng thiếu nhà vệ sinh vẫn không được cải thiện. Do đó, việc ép gia đình chú rể phải xây nhà vệ sinh mới được phép tổ chức hôn lễ như ở bang Madhya Pradesh của Ấn Độ được cho là giải pháp hữu hiệu để tăng số lượng các hộ gia đình có nhà vệ sinh riêng ở trong nhà.
TIN LIÊN QUAN
ĐANG ĐỌC NHIỀU
Bạch Dương