Sự thật thiên nhiên: Dơi ma cà rồng hút máu 18:29 23/12/2014 (Kiến Thức) - Dơi ma ca rồng hút máu, nhện hóa lỏng con mồi... là hai trong số những điều bất ngờ khó tưởng tượng trong thiên nhiên hoang dã. Dơi ma ca rồng hút máu hoàn toàn có thật và sống nhờ hút máu. Trung bình, một con dơi ma cà rồng có thể hút liên tục lượng máu bằng 1/2 trọng lượng cơ thể của nó. Xem thêm clip: Cận cảnh dơi ma cà rồng hút máu: Nhện Tarantulas thưởng thức con mồi bằng cách tiêm chất độc hóa lỏng chúng rồi từ từ uống. Có thể nói đây là cách ăn mồi kinh dị nhất trong thế giới động vật. Để tự bảo vệ, hải sâm tự “moi” một phần các cơ quan nội tạng rồi “bắn” qua hậu môn. Sau đó, quá trình tái tạo nội tạng bắt đầu và chỉ trong vài tuần, toàn bộ nội tạng sẽ được "mọc" lại hoàn chỉnh. Báo tuyết có thể nhảy xa 15m chỉ trong 1 bước, giúp chúng có khả năng săn mồi đỉnh cao. Thậm chí, chúng còn có thể săn con mồi to gấp 3 lần cơ thể mình. Đại bàng vàng có thể tăng tốc lên tới 240km/h khi săn mồi. Bởi thế, khi lọt vào tầm ngắm của đại bàng, hiếm con mồi nào có thể thoát mạng. Trong 1 bữa ăn, một con sói có thể ăn tới gần 10kg thịt. Chính nhu cầu thịt cao khiến chúng phải liên tục săn mồi để thỏa mãn bản thân. Nếu như bạn đủ dũng cảm để không sợ rắn, thì bạn cũng nên biết rằng mỗi miếng cắn của rắn hổ mang có chứa đủ nọc độc để giết chết 20 người. Hầu hết gấu túi đều bị nhiễm khuẩn cầu chlamydia. Khuẩn cầu Chlamydia gây chứng vô sinh và mù lòa, dẫn đến sự sụt giảm số lượng lớn trong loài gấu túi. Meerkat hay chồn đất châu Phi là loài sống theo bầy đàn. Mỗi bầy khoảng 20-30 con, với một cặp đứng đầu có quyền chỉ định từng đôi giao phối và trừng phạt nặng nề với con cái nào có bầu khi chưa được cho phép. Cá sấu là loài vô cùng nguy hiểm, và độ nguy hiểm của nó còn trở nên gấp bội bởi chúng có khả năng trèo cây. Mai Anh (theo VN) TIN TÀI TRỢ TIN TÀI TRỢ