Hầu hết chúng ta không hiểu hết được ý nghĩa của việc chinh phục các đỉnh núi cheo leo. Mà đơn thuần chỉ có thể đoán được một tổ chức hay cá nhân nào đó đã leo lên đỉnh núi đó bao nhiêu lần.
Để tìm hiểu sự nguy hiểm và khó khăn của các ngọn núi đã bị chinh phục, chúng ta chỉ hãy xem các số liệu thống kê dưới đây. Ví dụ, vào ngày 13.7.1990, tại đỉnh Lenin (Pamir), động đất xảy ra đã gây ra một trận tuyết lở khiến toàn bộ các 43 thành viên thuộc nhóm leo núi quốc tế thiệt mạng.
Sau đây là danh sách 5 ngọn núi nguy hiểm nhất thế giới:
Kanchenjunga, Hymalaya: Nằm ở biên giới của Nepal và Ấn Độ, chiều cao 8.585m
Đây là dãy núi cao thứ 3 trên thế giới, nổi tiếng với tuyết lở liên tục và thời tiết vô cùng khắc nghiệt. Kangchenjunga có nghĩa là “Năm kho báu tuyết” vì nó bao gồm 5 đỉnh núi, có độ cao đều trên 8.000m và phủ đầy tuyết. Núi không có đường đi lối lại.
Đến tận năm 1955, mới có người chinh phục đỉnh Kanchenjunga. Trước đó nhiều năm, mọi nỗ lực của các nhà thám hiểm đều vô ích. Theo thống kê, đã có 187 người leo lên đỉnh Kanchenjunga, tuy nhiên, tỷ lệ tử vong trong số các nhà leo núi đạt 22%.
|
Kanchenjunga, Hymalaya. Nằm ở biên giới của Nepal và Ấn Độ. Ảnh: Internet |
K2 (đỉnh Chogori): Nằm ở biên giới của Trung Quốc và Pakistan, chiều cao: 8.611m
Ngọn núi cao thứ 2 trên thế giới. Nhiều nhà leo núi cố gắng chinh phục điểm cao nhất của K2, tuy nhiên, hầu hết trong số họ đã thất bại.
Không một nhà leo núi nào dám mạo hiểm leo lên ngọn núi này vào mùa đông bởi địa thế hiểm trở với các sườn đá dốc đứng, trơn trượt và thời tiết bất thường nơi đây. Trung bình cứ 4 người leo lên K2, lại có 1 người bị thiệt mạng.
Đỉnh núi này còn nổi tiếng bởi những cơn bão khắc nghiệt kéo dài tới vài ngày, nên nó còn được gọi là “Đỉnh núi hoang dã” (Savage Mountain).
Theo số liệu thống kê, ngọn núi đã bị chinh phục bởi 280 người, nhưng tỷ lệ tử vong là 25%.
|
Đỉnh Chogori. Nằm ở biên giới của Trung Quốc và Pakistan. Ảnh: Internet. |
Annapurna: Nằm ở miền Trung Nepal, chiều cao: 8.091m
Annapurna nằm ở miền Trung Nepal; có chiều cao là 8,091 mét. Trong tiếng Phạn, Annapurna có nghĩa là “Nữ thần thu hoạch”. Đây là ngọn núi cao thứ 10 trên thế giới.
Những người leo núi lần đầu tiên lên đỉnh là vào năm 1950.
Mặt núi phía Nam "South Face" là địa điểm khó leo nhất ở Annapurna, và phải đến năm 1970, nó mới được chinh phục lần đầu tiên. Kể từ đó, 130 người đã bắt đầu hành trình chinh phục đỉnh Annapurna. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong của các nhà thám hiểm là 41%.
|
Annapurna. Nằm ở miền Trung Nepal. Ảnh: Internet. |
Nanga Parbat, Pakistan: Chiều cao 8.126m
Đây là ngọn núi lớn thứ 9 trên thế giới. Ở phía nam của ngọn núi tạo thành một bức tường băng.
Theo tiếng Urdu, Nanga Parbat có nghĩa là núi trọc, nhưng với việc chứng kiến rất nhiều tai nạn chôn vùi trong tuyết của các nhà leo núi khiến nó được gọi là “Kẻ ăn thịt người” hay “Núi quỷ”.
Lần đầu tiên bị chinh phục vào năm 1953, đến nay ngọn núi đã được 263 người tham gia chinh phục đỉnh nủi. Tỷ lệ tử vong là 5,5%.
|
Nanga Parbat. Pakistan - Ảnh: Internet |
Eiger, Thụy Sĩ: Chiều cao 3.962m
Mặc dù thực tế, đây không phải là một ngọn núi cao trên 8.000m, nhưng lại là một trong những ngọn núi nguy hiểm nhất trên thế giới. Bởi lẽ, thời tiết ở đây rất khó có thể lường trước, cùng với đó là những sườn dốc thẳng đứng, nguy cơ sạt lở luôn thường trực, dễ dàng cướp đi sinh mạng của các nhà leo núi.
|
Eiger. Thụy Sĩ. Ảnh: Internet. |
Cuộc chinh phục đầu tiên được thực hiện vào năm 1858, và để chinh phục mặt phía bắc "North Face" - phần nguy hiểm nhất của Eiger chỉ thành công vào năm 1938.
Theo thống kê, ngọn núi đã cướp đinh sinh mạng của 64 người leo núi, những người đã cố gắng chinh phục nó.
Theo Lao Động