“Quái vật” không não một mắt ăn thịt đáng sợ

Google News

Sinh vật kỳ lạ là giống sinh vật đơn bào không não nhưng lại là kẻ săn mồi cao thủ sống ở độ sâu 90m tại vùng biển Nam Mỹ.

Xem video: Quá trình hoạt động, tấn công con mồi của Erythropsidinium
Theo Daily Mail, mới đây các nhà khoa học tại Đại học São Paulo, Brazil đã phát hiện ra một sinh vật kỳ lạ đối với con người, được đặt tên là Erythropsidinium. Sinh vật đơn bào tí hon này sống ở vùng biển thuộc Nam Mỹ với độ sâu 90m so với mặt nước.
“Quai vat” khong nao mot mat an thit dang so
 Sinh vật đơn bào tí hon không não và có một mắt nhưng săn mồi cực nhạy bén.
Được biết, loài Erythropsidinium không có não và có duy nhất một mắt, có cấu trúc như nhãn cầu của những loài động vật có xương sống và cả con người.
Nhãn cầu của “quái vật” không não một mắt này khá nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt chúng có thể xác định chính xác con mồi, từ đó phóng ra những chiếc mũi tên tí hon nhưng vô cùng lợi hại, hạ gục đối phương.
Theo tiết lộ của tiến sĩ Fernando Gómez từ ĐH São Paulo, Erythropsidinium nằm trong nhóm sinh vật phù du biển, tương tự như những loài tảo biển, di chuyển nhờ bộ phận đuôi (hoặc roi) phía sau.
“Quai vat” khong nao mot mat an thit dang so-Hinh-2
Erythropsidinium di chuyển nhờ roi (đuôi). 

“Quai vat” khong nao mot mat an thit dang so-Hinh-3
 Sau khi xác định được con mồi chúng sẽ bắn ra mũi tên tí hon để hạ gục.
Erythropsidinium săn mồi bằng cách cảm nhận những rung động xung quanh hoặc dựa vào ánh sáng thu từ nhãn cầu, từ đó xác định con mồi và phóng mũi tên tấn công hạ gục đối phương.
Trong khi những ý kiến các nhà khoa học lại cho rằng, nhãn cầu được coi là mắt của Erythropsidinium giúp chúng săn mồi một cách chính xác là điều không hợp lý.
Bởi Erythropsidinium không có não, nó chỉ đơn thuần tập trung ánh sáng hỗ trợ cho việc phát hiện con mồi, do đó không thể xử lý thông tin từ não tới mắt, giúp hành động như những động vật có não thông thường.
“Quai vat” khong nao mot mat an thit dang so-Hinh-4
 Những nghiên cứu về con mắt đặc biệt của "quái vật" tí hon vùng biển Nam Mỹ.
Đáp lại những lập luận trên, tiến sĩ Fernando Gómez lý giải, nhãn cầu của loài Erythropsidinium còn được gọi là ocelloid giúp chúng định vị được kích thước, khoảng cách cũng như hướng di chuyển của con mồi, không thông qua xử lý của não bộ.
Như vậy, ocelloid đang là một phát hiện mới đối với các nhà khoa học trong việc nghiên cứu về sự tiến hóa của con mắt, định vị hiện tượng, sự vật không thông qua não bộ.
Theo Dân Việt