Các chuyên gia đã nghiên cứu các mảnh hóa thạch hộp sọ, răng, xương sống và xương chân trước, được khai quật tại vịnh Bearreraig trên đảo Skye, Scotland, vào năm 1959. Sau hơn 50 năm nghiên cứu, họ đã xác định đây là hóa thạch của một loài động vật mới sống cách đây 170 triệu năm tại vùng biển ấm quanh đảo Skye.
|
Quái vật này có thể có họ hàng với quái vật hồ Loch Ness (thường được gọi là Nessie). |
Nhóm nghiên cứu đã đặt tên cho
loài động vật mới phát hiện là Dearcmhara shawcrossi, dựa theo tên người phát hiện hóa thạch đầu tiên là Brian Shawcross. Loài động vật mới được xác định thuộc loài bò sát biển giống như cá heo và có phát triển dài tới 4,2 m.
|
Ảnh của quái vật Loch Ness được chụp vào năm 1934. |
Tiến sĩ Steve Brusatte, người đứng đầu nghiên cứu thuộc trường Đại học Edinburgh, giải thích: “Trong thời kỳ
khủng long, các vùng biển của Scotland có những loài bò sát khổng lồ. Những hóa thạch này rất hiếm và đây là lần đầu tiên chúng tôi phát hiện một loài mới chỉ có Scotland”.
|
Lâu đài Urquhart nhìn thẳng ra hồ Loch Ness. |
Đảo Skye là một trong số ít địa điểm trên thế giới có thể phát hiện hóa thạch từ kỷ Jura. Các nhà khoa học tin rằng, những phát hiện tại đây có thể giúp họ hiểu rõ hơn loài bò sát biển tiến hóa như thế nào.
|
Những phần hóa thạch khác của 28 mẫu vật khủng long plesiosaur và thằn lằn cá được tìm thấy. |
Tiến sĩ Nick Fraser, thuộc Bảo tàng quốc gia Scotland, cho biết: “Đây không chỉ là một phát hiện rất đặc biệt, mà còn đánh dấu bước khởi đầu của một sự hợp tác quy mô lớn với sự tham gia của những nhà cổ sinh vật học nổi tiếng ở Scotland”.
Hóa thạch của loài Dearcmhara shawcrossi sẽ được trưng bày trong vòng 1 ngày tại Bảo tàng Our Dynamic Earth ở Edinburgh vào ngày 18/1.
Hà Vũ (theo Mirror)