Xúc tu của mực Grimalditeuthis bonplandi rất mỏng và dễ vỡ. Trước đây người ta cho rằng loài mực này không có xúc tu, cho đến khi bắt được một con mực còn nguyên trong bụng một con cá lớn. Điều kỳ lạ là các xúc tu của loài mực này không hề có mấu bám hay móc lưỡi, nó chỉ đơn thuần là 2 chiếc màng có hình lá.
Sau khi nghiên cứu, Handrik-Jan Hoving thuộc Viện nghiên cứu hải dương vịnh Monterey, Mỹ, cho rằng anh có thể hiểu con mực dùng xúc tu mỏng manh cua mình làm gì. Theo Hoving, loài mực này không dùng xúc tu để bắt mồi mà dùng nó làm mỗi nhử cá. Con mực cử động xúc tu một cách mềm mại để giá làm một động vật nhỏ đang bơi, thu hút con mồi.
|
Mực Grimalditeuthis bonplandi với chiếc xúc tu đặc biệt của mình.
|
Mực Grimalditeuthis bonplandi sống ở mọi vùng biển trên thế giới, nhưng giống mực đặc biệt này hầu như chỉ sống ở vùng biển sâu ở California, cách mặt biển khoảng 1.000m. Mực dài 14cm, trong suốt, nhưng có thể ánh lên màu đỏ và tím. Những cơ xúc tu của nó rất mỏng và kém phát triển so với những loài mực khác, vì thế nó không thể sử dụng xúc tu để bắt mồi. Khi muốn đưa xúc tu lại gần miệng, nó sẽ bơi về phía xúc tu, thay vì cử động các cơ.
Mực này ăn tôm, các loại giáo xác nhỏ và thậm chí là mực nhỏ.
Hoving cho rằng mực này bắt mồi bằng 3 cách: tạo ra những đốm sáng tức thì, tạo ra những rung động tần số thấp để thu hút con mồi và tạo ra những chuyển động của nước để xúc tu giả làm một động vật nhỏ đang bơi. Tuy nhiên, sau khi nhử mồi, loài này bắt mồi bằng cách nào, hiện vẫn là câu hỏi ngỏ.
Hiền Thảo (theo NG)