|
Con cóc mía tham ăn đang cố gắng nuốt chửng một con dơi trong khu rừng nhiệt đới của Peru. |
Nhân viên kiểm lâm đã nhanh tay bắt đượccảnh tượng rùng rợn nhưng truyện tranh này. Con cóc mía đã nuốt gần hết chú rơi trong miệng nhưng có lẽ do con mồi quá lớn hoặc quá nhiều lông nên nó đã phải nhổ cả bữa ăn tối ra. Vì vậy mà dù gần như trở thành bữa ăn tối của cóc mía, con dơi vẫn thoát chết mà không bị tổn thương.
Charles Linkem, một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học Washington (Mỹ), giải thích rằng mía cóc là loài lưỡng cư không có răng, nó nuốt chửng gần như tất cả những gì chúng “tóm” được.
Con dơi cũng không phải là ngoại lệ nên nó gần như đã trở thành bữa tối của con cóc đói bụng. Tuy nhiên, con dơi đã may mắn trốn thoát và bay đi bất chấp những nỗ lực nuốt chửng con mồi của cóc mía.
|
Chú cóc mía đã phải nhả con dơi dù bụng rất đói.
|
Cóc mía là một loài lưỡng cư có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ nhưng được tìm thấy ở những hòn đảo trên toàn Châu Đại Dương và vùng Caribê.
Đây là loài cóc có kích thước lớn. Loài cóc này bị xem là một trong những loại sinh vật gây hại nhất ở Australia. Da có chứa nhiều độc tố nên cóc mía có thể giết chết những con vật lớn hơn, như gà, chó, mèo, rắn, thằn lằn và cả một số loài ếch.
Cóc mía là loài mắn đẻ; con cái đẻ mỗi lần một chùm gồm hàng ngàn trứng. Sự sinh sản thành công của chúng là nhờ chế độ “ăn tạp”: Chúng ăn cả con mồi sống và chết.
Con cóc mía trưởng thành có kích thước dài trung bình 10–15 cm, con lớn nhất được ghi nhận có cân nặng 2,65 kg với chiều dài 38 cm từ mõm đến đít.
Cóc mía có tuyến độc, mang độc tính cao đối với hầu hết động vật nếu ăn phải. Vì chế độ ăn phong phú, các con cóc mía đã được đưa tới nhiều khu vực Thái Bình Dương và các quần đảo Caribbean như là một phương pháp kiểm soát côn trùng gây hại ngành nông nghiệp.
Nguyên Thảo (theo DM)