Khám phá cơ chế phát hiện con mồi của cá mập

Google News

(Kiến Thức) - Cơ chế phát hiện con mồi của cá mập dựa trên nhiều giác quan như sóng âm, nhịp tim, chuyển động mặt nước, quan sát màu sắc ánh sáng...

Hỏi: Cơ chế phát hiện con mồi của cá mập như thế nào? - Lê Thắng (Quy Nhơn, Bình Định).
Kham pha co che phat hien con moi cua ca map
 
TS Nguyễn Kiêm Sơn, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật: Cá mập phát hiện con mồi bằng nhiều giác quan như sóng âm, nhịp tim, chuyển động mặt nước, quan sát màu sắc ánh sáng... Điều đó lý giải vì sao những người đi mò ngọc trai xưa kia thường vẽ lên mình những hình thù vằn vện để tránh sự tấn công của cá mập. 
Cá mập thường hoạt động ở vùng nước sâu, nhưng những ngày biển động, gió biển nhiều thường làm cá mập dạt vào bờ, người dân nên tránh tắm vào thời điểm này. Nếu chẳng may gặp cá mập thì đầu tiên là nên giữ bình tĩnh. Tim đập mạnh sẽ làm cho cá mập tiếp nhận được sóng âm và nghĩ rằng đó là con mồi để lao tới. 
PV (ghi)