Ông lớn công nghệ
Google hiện đang phải tìm mọi biện pháp bảo vệ đường sợi cáp quang biển khỏi hàm răng sắc nhọn của những con cá mập trắng, động vật săn mồi đáng sợ dưới biển sâu.
Các chuyên gia công nghệ đưa ra cảnh báo internet có thể bị đe dọa nghiêm trọng sau khi một đoạn video ghi lại bởi các thợ lặn chuyên nghiệp được đăng tải, cho thấy con
cá mập trắng dùng hàm răng sắc nhọn từ từ nhai đoạn dây cáp quang biển của tập đoàn Google.
|
Cá mập là mối đe dọa lớn nhất với Google. |
Theo thông tin một nhân viên của Google tiết lộ, Google đang tiến hành bảo vệ cáp quang biển khỏi vết cắn cá mập bằng một vật liệu
công nghệ cao. Họ dùng Kevlar, loại vật liệu được sử dụng trong áo khoác chống đạn để bọc toàn bộ hơn 160.000 km cáp quang dưới biển nhằm tránh bị những con cá mập tấn công, cũng như có thể bảo vệ dây cáp khỏi va đập mạnh.
Trước tiên, họ bọc các sợi dây cáp trong lớp phủ nhựa nhiều màu sắc khác nhau, sau đó bọc lớp vật liệu Kevlar ra ngoài và cuối cùng là lớp “áo khoác” polyurethane. Giải pháp công nghệ này của Google được cho là còn có thể ngăn chặn rò rỉ điện, giảm thiểu điện trường và từ trường phát ra.
Đường cáp quang biển của Google là hệ thống chịu trách nhiệm duy trì lưu lượng truy cập internet trên toàn thế giới. Nếu bị đứt, mạng internet tại nhiều quốc gia có thể bị chậm đi, nghiêm trọng hơn là mất kết nối. Google sử dụng cáp quang làm từ sợi thủy tinh, truyền dữ liệu qua đại dương qua tia laser, có tốc độ đường truyền nhanh hơn 100 lần so với đồng.
Mới đây, Google vừa đầu tư 300 triệu USD xây tuyến cáp quang biển tới Nhật. "Gã khổng lồ tìm kiếm" Google và 5 công ty viễn thông và truyền thông châu Á (gồm China Mobile International, China Telecom Corp Ltd's international, TIME Dotcom Bhd's Global Transit, KDDI Corp và Singapore) đã đạt được thỏa thuận đầu tư khoảng 300 triệu USD để phát triển và vận hành một mạng cáp xuyên Thái Bình Dương kết nối Mỹ với Nhật Bản. Được đặt tên là "Faster" (Nhanh hơn), hệ thống cáp quang này sẽ có công suất ban đầu là 60 terabit/giây và sẽ kết nối Los Angeles, Portland, San Francisco, tiểu bang Oregon và Seattle tới Chikura và Shima của Nhật Bản. Hệ thống mạng cáp quang này sẽ sẵn sàng cho các dịch vụ thương mại trong quý 2 năm 2016.
|
Duy Huệ (theo DM)