Chi tiết loài rắn rồng “khủng” dân mới bẫy được ở Sài Gòn

Google News

(Kiến Thức) - Mới đây, chuyện hai nam thanh niên ở huyện Hóc Môn bẫy được con rắn rồng dài hai mét, nặng hơn 1,5 kg ở Đầm Mã Trắng khiến nhiều người thích thú. Xung quanh loài rắn này cũng có nhiều khám phá thú vị.

Hai nam thanh niên ở huyện Hóc Môn bẫy được con rắn rồng dài 2m, nặng hơn 1,5 kg ở Đầm Mã Trắng.

Mời quý vị xem video: Bẫy được rắn rồng "khủng" nặng hơn 1,5kg ở Sài Gòn

Rắn rồng còn được gọi là rắn hổ ngựa hay rắn sọc dưa, thuộc loài rắn nước. Chiều dài tối đa của loài rắn này có thể đạt được là 2 m. Loài rắn này rất hung dữ và chúng rất dễ bị kích động. Đặc biệt vào mùa sinh sản, chúng sẵn sàng tấn công đối thủ để bảo vệ trứng của mình.
Loài rắn này có tên khoa học là Elaphe radiata Snake, có đầu tương đối nhỏ thuôn dài, màu nâu xám phân biệt rõ với cổ. Lưng có màu nâu xám, có bốn đường màu đen chạy từ gáy xuống tới quá nửa thân, hai đường giữa to chạy dài liên tục, hai đường bên cạnh nhỏ hơn và đứt đoạn.
Chi tiet loai ran rong “khung” dan moi bay duoc o Sai Gon
 
Những con rắn rồng khi gặp nguy hiểm có tập tính tự vệ đặc biệt, dựng đứng một phần ba thân về phía trước lên khỏi mặt đất. Phần thân sau không cuộn tròn mà làm thành hình chữ S trên mặt đất.
Chúng thường phình to cổ theo chiều trước sau làm da cổ căng rộng để lộ rõ màu vàng và đen ở da giữa các vảy cổ. Miệng há rộng, hung hăng, dọa nạt, dữ tợn như tập tính của rắn ráo hoặc rắn hổ trâu khi chuẩn bị cắn vào kẻ thù.
Loài rắn này đẻ trứng từ tháng 5 - 7, khoảng từ 5 - 12 trứng trong bụi cây hoặc trên lá khô và có tập tính canh trứng.
Trong dân gian có câu nói về loại rắn này: ‘Vào nhà là rắn rồng ra đồng là rắn hổ ngựa' nó di chuyển rất nhanh và thích ăn thịt chuột nên đôi khi chúng hay lân la vào các nhà kho để tìm chuột.
Ở miền Bắc Việt Nam rắn sọc dưa có tập tính trú đông trong hang chuột bỏ trống từ cuối tháng 11 đến khoảng giữa tháng 3.
Lưu Thoa (TH)