Theo Science Alert, chắc chắn đó là "xác chết" của một ngôi sao nhưng đã tiến hóa theo cách chưa từng thấy trước đây.
"Xác chết" vũ trụ bí ẩn mang tên XMMU J173203.3-344518, được mô tả là "kỳ quái" trong nghiên cứu của Đại học São Paulo và Đại học Liên bang ABC (Brazil), có khối lượng khoảng 3/4 Mặt Trời nhưng kích thước có thể lọt thỏm trong TP Manhattan (bang New York - Mỹ).
Nó dày đặc một cách kỳ lạ nhưng "không phải theo cách bạn nghĩ" - các nhà nghiên cứu mô tả.
Một "ngôi sao lạ" giả thuyết đã thực sự ra đời trong vũ trụ? - Ảnh: El Fronterizo
Năm ngoái, "xác chết" này từng được các nhà nghiên cứu từ Viện Thiên văn học và Vật lý thiên văn thuộc Đại học Tubingen (Đức) tìm hiểu, xác định cách chúng ta 8.150 năm ánh sáng và là một "xác chết" sao trong siêu tân tinh HESS J1731-347.
Nó mang các đặc điểm của sao neutron và lẽ ra phải là sao neutron.
Sao neutron vốn là "xác chết quái vật" của các ngôi sao khổng lồ bị cạn nhiên liệu. Khi đó, lực hấp dẫn của chính nó sẽ nghiền nát vật chết và sụp đổ thành vật thể dày đặc, nhỏ - gọi là sao neutron.
Sao neutron dày đặc và rất nặng bởi các nguyên tử của nó bị ép chặt. Sâu trong lõi, các electron bị nhồi nhét vào hạt nhân, làm các proton mất điện và biến thành neutron. Nếu có đủ khối lượng, nó sẽ sụp đổ một lần nữa thành một lỗ đen.
Giới hạn khối lượng của một ngôi sao neutron là chỉ hơn Mặt Trời của chúng ta một chút, với cái lập kỷ lục trước đó bằng 1,17 khối lượng Mặt Trời.
Nhưng vật thể kỳ quái vừa nhận dạng chỉ có 77% Mặt Trời. Nó cũng không phải là sao lùn trắng - dạng "xác chết" của những ngôi sao nhẹ hơn. Nó cũng không thể là sao neutron.
Cuộc điều tra mới tìm hiểu khối lượng, bán kính và cả nhiệt độ bề mặt và cho rằng nó chính là đại diện của cái gọi là "ngôi sao lạ", với thành phần chủ yếu là các hạt quack lạ, một vật thể giả thuyết trong thiên văn.
Hạt quack là loại hạt cơ bản có thể nhóm thành bộ ba để tạo ra baryon như proton hay neutron. Tuy nhiên trong một số điều kiện nhất định, bao gồm áp suất đủ lớn, chúng có thể xuất hiện dưới dạng một vật chất giả thiết là vật chất quark.
Các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được những điều gì có thể tạo ra "ngôi sao lạ" trong quá trình chết đi của một ngôi sao khác. Tuy nhiên, điều này cho thấy "xác chết" sao ma quái này đáng để cộng đồng thiên văn hướng ống kính quan sát về phía nó.
Theo Anh Thư/Người Lao Động