Theo Ancient Origins, phát hiện đặc biệt đến từ hang Santa Elina, nằm ở bang Mato Grosso miền Trung Brazil. Cho đến nay, hang động này vẫn được biết là nơi chứa đựng bằng chứng cổ xưa nhất về sự hiện diện của con người ở Nam Mỹ.
Các báu vật vừa được khai quật và ảnh đồ họa mô tả về một con lười cổ đại bị người Nam Mỹ săn 25.000 năm trước - Ảnh: ĐẠI HỌC SAO CARLOS
Trước đây người ta cho rằng các cộng đồng ở "lục địa trẻ" này chỉ xuất hiện lần đầu khoảng vài ngàn đến hơn chục ngàn năm trước, là người từ các châu lục khác di cư sang khi các lục địa còn chưa tách rời hẳn nhau.
Lớp trầm tích mà các mặt dây chuyển lộ ra cũng giúp nhóm nghiên cứu xác định niên đại của chúng ít nhất là 25.000 năm, đẩy lùi mốc thời gian con người xuất hiện ở Nam Mỹ lùi về quá khứ rất xa.
Các tác giả từ Đại học Liên bang Sao Carlos (Brazil) còn tìm thấy các lớp xương con lười khổng lồ chất chồng trong trầm tích hang, nơi mà các mặt dây chuyền được phát hiện, cho thấy cộng đồng người bản địa ở Nam Mỹ có thể tồn tại thậm chí còn lâu hơn nhiều so với con số đó và chủ yếu săn con vật hiền lành khổng lồ này để làm thực phẩm và các vật dụng.
Phát hiện này đã giải quyết mối tranh cãi trước đó về bằng chứng cho thấy con người từ xuất hiện 22.000 năm trước ở đại điểm Toca da Tira Peia ở miền Đông Brazil.
Vì vậy, báu vật từ Santa Elina đã thực sự làm thay đổi dòng thời gian của nhân loại, khiến các nhà cổ nhân học phải viết lại đoạn lịch sử cổ đại ở Nam Mỹ, cũng như vẽ lại bản đồ di cư toàn cầu. Dù rằng vẫn chưa biết rõ được con người đã di chuyển từ quê hương châu Phi theo cách nào để đến được Nam Mỹ.
Theo Anh Thư/Người lao động