Mời quý độc giả xem video: Kinh khiếp loài sên biển có nọc độc |
|
Theo Daily Star, bộ xương sinh vật biển tồn tại cách đây 150 triệu năm trước vẫn còn khá nguyên vẹn nhờ điều kiện thời tiết lạnh giá khắc nghiệt.
|
Mô phỏng quái vật biển Plesiosaur. |
Sinh vật này được xác định là quái vật biển Plesiosaur. Nó từng thống trị đại dương trong hơn một trăm triệu năm, trước khi biến mất cùng thời điểm loài khủng long tuyệt chủng.
Các nhà khoa học phải mất 2 giờ bay bằng trực thăng từ căn cứ Marambio của Argentina đến nơi tìm ra bộ xương hóa thạch của loài bò sát giống Quái vật hồ Lochness.
Phát hiện này cũng được chú ý vì đây là bằng chứng cho thấy có sự sống tồn tại ở Nam Cực sớm hơn hàng chục triệu năm so với những dự đoán từ trước.
Bộ xương hóa thạch của Plesiosaur cho thấy quái vật biển này dài khoảng 12 mét.
José Patricio O'Gormon, một trong những nhà khoa học đóng góp vào phát hiện chấn động này nói: “Đây là hóa thạch Plesiosaur sớm hơn 80 triệu năm so với những gì chúng tôi từng biết”.
Ông O’Gormon nói bộ xương Plesiosaur tồn tại cách đây 150 triệu năm, trong tình trạng nguyên vẹn tại một hồ băng ở Nam Cực.
|
Bộ xương Plesiosaur mà các nhà khoa học tìm thấy dài khoảng 12 mét. |
Điều này khiến nhóm nghiên cứu bất ngờ. “Phát hiện này đặc biệt phi thường, vì không ai nghĩ rằng sinh vật cổ xưa như Plesiosaur vẫn còn nguyên vẹn đến ngày nay”, Soledad Cavalli, nhà khoa học Argentina nói.
Theo ông Cavalli, sở dĩ bộ xương của Plesiosaur vẫn còn sót lại bởi nấm mồ dưới đáy biển băng giá này có rất ít khí oxy cho các sinh vật khác tồn tại.
Điều này có nghĩa là các dạng sống khác rất ít có khả năng tác động vào xác Plesiosaur cũng như cơ thể của nó không dễ dàng bị thối rữa.
Phát hiện này cũng dấy lên hy vọng về khả năng hồi sinh thành công loài khủng long và các sinh vật khác sống ở thời tiền sử.
Theo Đăng Nguyễn/Dân Việt