Ở độ cao hơn 2000 km, trên bầu khí quyển Trái đất có hơn 3.000 vật thể và hàng chục triệu mảnh vỡ không gian nhỏ nằm xung quanh và chúng di chuyển với tốc độc hàng chục ngàn dặm một giờ.
Đôi khi, hai mảnh vỡ lớn được gọi là “rác không gian" đâm vào nhau, vỡ thành nhiều thứ linh tinh hơn, nhỏ hơn có thể làm hỏng nghiêm trọng các vệ tinh và tàu vũ trụ.
Đó là một vấn đề thực sự. Giờ đây, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã công bố kế hoạch giải quyết vấn đề đó qua việc sử dụng hệ thống robot thu rác thải trong không gian mới.
|
Nguồn ảnh: Space. |
Hệ thống này được gọi là ClearSpace-1, bao gồm bốn vũ khí robot thử nghiệm có khả năng ôm chặt rác thải không gian ra khỏi vùng quỹ đạo Trái đất và tự phá hủy.
Vấn đề thu gom mảnh vỡ không gian đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết", Luc Piguet, người sáng lập và CEO của ClearSpace, công ty khởi nghiệp loại bỏ rác Thụy Sĩ hợp tác với ESA trong nhiệm vụ này cho biết trong một tuyên bố.
“Nhu cầu về một "xe kéo" vũ trụ để loại bỏ các rác thải không gian là rất cấp bách”, Piguet nói.
Dự kiến sẽ ra mắt vào năm 2025, hệ thống ClearSpace-1 trước mắt sẽ nhận diện và kẹp chặt một mảnh vỡ không gian gọi Vespa, vật thể có đoạn hình nón nặng khoảng 100 kg.
Chi phí của nhiệm vụ thu gom này cứ một lần tốn khoảng 133 triệu đô la, theo The Guardian.
Trong khi đó, nhiều quốc gia và cơ quan khác đã đề xuất các phương pháp loại bỏ rác khác không gian, bao gồm triển khai các mạng lưới nhỏ và sử dụng tia laser gắn trên vệ tinh để bắn các mảnh vụn không gian vào vùng sâu khí quyển.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực
Huỳnh Dũng (theo Space)