Thị trường điện thoại thông minh toàn cầu là một “đấu trường” - nơi một số tập đoàn lớn nhất thế giới “chiến đấu” để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng và thu về lợi nhuận. Bên cạnh những thương hiệu giành chiến thắng cũng có không ít các hãng phải nhận thương vong. Một trong số đó là LG của Hàn Quốc.
Liên tiếp thất thủ
LG được xem là một trong những thương hiệu điện thoại lớn, đặc biệt là ở Bắc Mỹ, nhưng gần đây, mọi thứ đã thay đổi. Trong khi năm 2014 LG Mobile đạt doanh số kỷ lục, năm 2018, công ty đã chứng kiến sự sụt giảm 26% doanh số smartphone bán ra so với năm trước, gây lo ngại cho các nhà đầu tư và Giám đốc điều hành.
|
LG G4 cùng thiết kế mặt lưng lạ. |
“Cú sốc” nghiêm trọng đầu tiên gây ảnh hưởng tới danh tiếng của LG đã xảy ra vào năm 2015. Chiếc flagship của hãng là G4 có vấn đề về bootloop, buộc người dùng phải tìm kiếm trung tâm dịch vụ để có thể chạy lại thiết bị hoặc nhận thiết bị thay thế. Thật không may, rất nhiều trong số những chiếc G4 thay thế cũng gặp vấn đề tương tự, điều này khiến nhiều người từ bỏ sử dụng điện thoại LG.
Tiếp đó, hãng này cố gắng cải thiện mọi thứ với G5 cùng thiết kế mô đun. Thiết bị cho phép bổ sung thêm một số chức năng. Tuy nhiên, trên thực tế, nó lại trở thành một điểm yếu của điện thoại hơn là một thế mạnh. Các mô-đun có thể hoán đổi cho nhau bị giới hạn về số lượng và tính hữu dụng, và không phổ biến đối với người tiêu dùng.
LG G6 – “người kế nhiệm” của G5 cũng không phải là một thành công lớn. Sản phẩm xuất hiện cùng với chip xử lý Snapdragon 821 SoC khi các “đối thủ” của nó đều sử dụng Snapdragon 835 mới hơn.
LG ThinQ cũng không thu lại kết quả
LG G7 ThinQ có chất lượng khá tốt. Đáng tiếc, vấn đề là ở tên của nó. LG đã quyết định đưa các thiết bị thông minh cao cấp của mình gắn nhãn hiệu ThinQ. Công nghệ này giúp cho điện thoại của bạn dễ dàng hoạt động với tủ lạnh hoặc máy giặt LG nhờ công nghệ AI của LG. Tuy nhiên, tên gọi này chỉ thêm sự nhầm lẫn. Thậm chí thương hiệu ThinQ còn gây khó khăn với nhiều người khi phát âm.
|
LG G5 với thiết kế modem. |
Cùng với dòng điện thoại thông minh G, LG bắt đầu phát hành các thiết bị cầm tay cao cấp thuộc dòng V của mình vào năm 2015. Dòng V được xây dựng dựa trên nhu cầu của người dùng smartphone và cho LG cơ hội thử nghiệm. Hai phiên bản đầu tiên (V10 và V20) gây chú ý với màn hình phụ nhỏ trên đầu, giúp người dùng truy cập nhanh vào các ứng dụng - một tính năng độc đáo, ăn đứt thiết kế “notch” thời thượng.
|
LG V40 có 3 camera sau. |
V10 và V20 được đón nhận nhưng vẫn chưa khiến hãng lấy lại vị thế ban đầu. Các thiết bị này hơi lớn so với các “đối thủ” cạnh tranh và cũng không đẹp mắt bằng. Thêm nữa, chúng thiếu khả năng chống nước. Kể từ đó, LG đã đi theo con đường an toàn hơn, dòng V đã không có nhiều sự khác biệt so với dòng G. Sự thiếu thành công cho cả hai dòng smartphone cao cấp đã làm dấy lên tin đồn LG có thể hợp nhất hai loạt thiết bị này.
Những yếu tố khác
Về mặt phần mềm, smartphone LG cũng không có hiệu năng tuyệt vời. Công ty nổi tiếng là thương hiệu chậm phát hành các bản cập nhật phần mềm lớn cho thiết bị cầm tay của mình và chỉ bám vào các bản cập nhật bảo mật không thường xuyên. LG chỉ đứng vị trí thứ 16 trong số các nhà sản xuất điện thoại thông minh về cập nhật phần mềm, theo AOSMark.
Khi nói đến camera, điện thoại thông minh của LG cũng chỉ ngang tầm thông số kỹ thuật với thiết bị khác cùng ống kính góc rộng hữu ích. Tuy nhiên, ứng dụng camera của LG vẫn bị tụt lại phía sau. Công ty là một trong những “người đầu tiên" cung cấp các cài đặt thủ công cho những người muốn chụp ảnh "chuyên nghiệp" bằng điện thoại mà không phải cài đặt ứng dụng của bên thứ ba. Tuy nhiên, mọi thứ chỉ dừng lại ở đó.
Sự khác nhau giữa hau thiết bị là không lớn.
Trên thực tế, LG chỉ tập trung vào phát triển các chế độ camera với trí thông minh nhân tạo. Tính năng nổi bật mới nhất mà LG đưa ra có tên là Triple Shot, hỗ trợ chụp ảnh với ba camera chính trên LG V40. Tuy vậy, tính hữu dụng của tính năng này không được như mong muốn. Một điểm yếu khác cho các flagship của LG là camera selfie không có gì nổi trội.
Mặc dù doanh số smartphone không hề khả quan trong thời gian dài, chủ yếu là do khách hàng giảm niềm tin vào thương hiệu, nhưng LG lại từ chối thực hiện điều chỉnh ở một trong những khía cạnh quan trọng nhất: giá cả. Không có nhiều khác biệt so với đối thủ, LG có thể sẽ giành được một số cơ sở người dùng bị mất bằng cách cung cấp các điện thoại hàng đầu với giá thấp hơn. Đáng buồn thay, hãng này vẫn chạy theo xu hướng tăng giá mà không tích hợp thêm tính năng chú ý nào.
Bù lại, với những người muốn có điện thoại LG, giá các flagship của hãng này sẽ nhanh chóng giảm giá chỉ sau vài tháng bán ra. Nhờ vậy, người dùng sẽ rất hời khi mua chúng.
Theo An Nhiên/Dân Việt