UFO lóe sáng ở Kiev, NASA bác bỏ tuyên bố vệ tinh rơi

Google News

Chính quyền Kiev liên kết một tia sáng chói lòa khiến cả thành phố cảnh báo không kích ít ngày trước là vệ tinh NASA bị rơi, nhưng cơ quan vũ trụ này vừa lên tiếng khẳng định điều ngược lại.

NASA vừa bác bỏ tuyên bố của chính quyền Kiev, cho rằng vệ tinh của họ lao xuống Trái Đất sau thời điểm tia sáng hiện ra trên bầu trời thành phố thủ đô Ukraine tới gần 6 giờ, và địa điểm hạ cánh là sa mạc Sahara ở châu Phi, theo tờ Space đưa tin hôm 30/4.

Một nhà khoa học thường xuyên hợp tác với NASA là tiến sĩ Jonathan McDowell từ Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian cũng viết trên Twitter: "Một lần nữa: Tia sáng rực rỡ được nhìn thấy ở Kiev không có liên quan gì đến RHESSI của NASA, mà quỹ đạo không vươn tới phạm vi hàng ngàn km của Ukraine".

UFO loe sang o Kiev, NASA bac bo tuyen bo ve tinh roi

RHESSI của NASA, một tàu vũ trụ mang quang phổ kế và hoạt động như vệ tinh theo dõi Mặt Trời - Ảnh: NASA

Các tuyên bố này liên quan đến vụ việc nhiều người dân Kiev đã nhìn thấy tia sáng chói lòa trên bầu trời Kiev vào lúc 22 giờ tối ngày 19/4 theo giờ địa phương (3 giờ chiều cùng ngày theo giờ miền Đông nước Mỹ, tương ứng 3 giờ sáng ngày 20/4 theo giờ Việt Nam).

Nhiều người cho là UFO, trong khi báo động không kích vang lên khắp thành phố.

Người đứng đầu chính quyền quân sự Kiev là ông Serhiy Popko sau đó đã viết trên Telegram: "Hiện tượng là kết quả của việc một vệ tinh không gian của NASA rơi xuống Trái Đất".

Tuy nhiên, NASA khẳng định vào thời điểm đó, vệ tinh duy nhất chuẩn bị lao xuống Trái Đất của họ là RHESSI, một tàu vũ trụ nhỏ nặng 300 kg đã dừng hoạt động từ lâu, vẫn còn trên quỹ đạo.

Nó chỉ bắt đầu xâm nhập bầu khí quyển sau đó gần 6 giờ sau, tức 20 giờ 50 phút tối 19/4 theo giờ miền Đông nước Mỹ (8 giờ 50 phút sáng 20-4 theo giờ Việt Nam).

Các dữ liệu quỹ đạo cho thấy nó có khả năng đã hạ cánh xuống vùng không người của sa mạc Sahara.

RHESSI được phóng vào quỹ đạo tầm thấp của Trái Đất vào năm 2022, là tàu vũ trụ mang quang phổ kế để phát hiện tia X và tia gamma từ Mặt Trời để thu thập các vụ bắn pháo sáng hay các vụ phóng khối lượng đăng quang (CME) của ngôi sao mẹ này, những thứ thường gây ra bão địa từ cho Trái Đất.

Theo Anh Thư/Người lao động