Trước khi bấm móng tay ra đời, người xưa cắt móng tay như thế nào?

Google News

Lịch sử cắt móng tay trải qua 3 giai đoạn và đến nay, thời điểm ra đời chính thức của chiếc bấm móng tay hiện đại vẫn là một bí ẩn.

Với sự phát triển của thời đại, nhiều công nghệ, công cụ chưa từng được nghĩ tới trước đây lần lượt ra đời, cải thiện đáng kể cuộc sống của con người. Bạn có bao giờ nghĩ về việc người xưa xử lý những bộ móng cần được cắt tỉa thường xuyên như thế nào trước khi tiện ích bấm móng tay ra đời?

Truoc khi bam mong tay ra doi, nguoi xua cat mong tay nhu the nao?

Ảnh minh hoạ.

"Bấm móng tay" tưởng chừng đơn giản nhưng lại là dụng cụ nhỏ chỉ mới xuất hiện gần đây. Nó ra đời vào khoảng năm 1875 sau Công nguyên. Người phát minh ra nó là Valentine Fogerty, người Mỹ. Vào thời điểm đó, ông đã nghĩ đến nguyên lý đòn bẩy trong vật lý, giúp người dùng chỉ cần nhấn vào vị trí cuối của chiếc "kìm", đầu nhọn phía trước được dẫn động để cắt móng tay. Sau nhiều cải tiến, chiếc cắt móng tay đã trở thành trạng thái phổ biến như hiện nay.

Nhìn vào thời cổ đại, người ta trân quý tóc và da nhưng lại cho rằng móng tay cần phải được cắt tỉa thường xuyên. Nếu không cắt móng tay thì cơ thể không phát triển được.

Sau này, vào thời kỳ đồ đá, con người bắt đầu sử dụng các công cụ bằng đá để mài móng tay. Ban đầu, các công cụ bằng đá tương đối thô sơ, chủ yếu được làm bằng đá sa thạch và các loại đá khác, nhưng ít nhất chúng có thể được mài tại nhà, thay vì phải kiếm cây cối và lên núi.

Sau này, con người học cách đánh bóng và trang trí các công cụ bằng đá, nhiều công cụ được phân loại rõ ràng. Sau khi bước vào thời đại đồ đồng, các công cụ mài móng cũng được nâng cấp. Theo ghi chép lịch sử, dao đồng được sử dụng thay cho các công cụ bằng đá để đánh bóng móng tay vào thời điểm đó.

Hai giai đoạn đầu người ta cắt móng tay bằng cách "mài" cho đến khi đạt được độ dài mong muốn. Thời bấy giờ, lao động chân tay nhiều nên móng tay cũng bị mài mòn một cách tự nhiên mà không cần cắt tỉa.

Trên thực tế, kéo đã xuất hiện rất sớm, thậm chí có một nguyên mẫu tương tự từ thời nhà Thương và nhà Chu. Nhưng lúc này, kéo hiếm khi được sử dụng để cắt móng tay, thay vào đó dùng để làm công cụ lao động. Phải trải qua giai đoạn mài móng bằng đá, cắt móng bằng dao thì khái niệm "cắt móng tay bằng kéo" mới ra đời.

Truoc khi bam mong tay ra doi, nguoi xua cat mong tay nhu the nao?-Hinh-2

Truoc khi bam mong tay ra doi, nguoi xua cat mong tay nhu the nao?-Hinh-3

Truoc khi bam mong tay ra doi, nguoi xua cat mong tay nhu the nao?-Hinh-4

Bấm móng tay hiện đại trở nên phổ biến vào nửa sau thế kỷ 19. Điều thú vị là cho đến nay người phát minh ra chiếc bấm móng tay vẫn chưa được xác minh. Người ta nói rằng ai cũng có nó, thậm chí còn tranh cãi về thời điểm bằng sáng chế đầu tiên được đăng ký.

Văn phòng Bằng sáng chế và Thương hiệu Hoa Kỳ tin rằng bằng sáng chế sớm nhất về dụng cụ cắt móng tay xuất hiện vào năm 1875. Tuy nhiên, vẻ ngoài của chiếc bấm móng tay này quá khác so với chiếc hiện tại nên một số học giả không công nhận.

Truoc khi bam mong tay ra doi, nguoi xua cat mong tay nhu the nao?-Hinh-5

Sau đó, vào năm 1877, một bằng sáng chế khác cho một chiếc bấm móng tay kỳ lạ đã được đăng ký. Trông nó khá xa lạ, phương pháp sử dụng không cần nhấn và nguyên lý cắt thì giống như gọt táo. Nó là loại gọt táo được yêu thích ở phương Tây nên một số netizen châu Âu và Mỹ cho rằng chiếc bấm móng này là sản phẩm đầu tiên được đăng ký.

Truoc khi bam mong tay ra doi, nguoi xua cat mong tay nhu the nao?-Hinh-6

Cho đến năm 1881, chiếc bấm móng tay quen thuộc với công chúng mới xuất hiện, cấu trúc của nó gần giống với những chiếc bấm móng tay hiện đại hơn. Vì vậy, nhiều người cho rằng năm 1881 là thời điểm cắt móng tay được đăng ký sớm nhất.

Truoc khi bam mong tay ra doi, nguoi xua cat mong tay nhu the nao?-Hinh-7

Kể từ khi bấm móng tay ra đời, vẫn còn nhiều khuyết điểm, chẳng hạn như mảnh vụn bay tứ tung, người không thuận tay khó sử dụng, khó cắt móng tay cắm vào thịt và tốn nhiều công sức... Vì vậy, người ta vẫn không ngừng cải tiến thiết kế của đồ bấm móng tay và có rất nhiều ý tưởng tuyệt vời trong quá trình này.

 

Theo P.V/ Văn hoá & Phát triển