Vào năm 2015, ông Zheng Xiaogang, Giám đốc Phòng tài nguyên và địa chất khu vực Tân Cương (Trung Quốc) cho biết, phát hiện vàng xuất hiện dọc bờ sông mỗi khi nước rút ở khu vực gần dãy núi Thiên Sơn, phía tây Tân Cương. Sau khi các tổ công tác về tài nguyên và địa chất phong tỏa khu vực để nghiên cứu thì phát hiện phát hiện mỏ vàng với trữ lượng ít nhất là 53 tấn.
Đặc biệt, ông Zheng Xiaogang cho biết, mỏ vàng trên nằm ở khu vực dài 3km, sâu 60 – 300m. Ngoài trữ lượng vàng ước tính ít nhất là 53 tấn thì khu mỏ còn chứa 31.200 tấn đồng. Cơ quan của ông Zheng Xiaogang hợp tác cùng với Tập đoàn Meisheng, có trụ sở tại tỉnh Hải Nam (Trung Quốc), mất 5 năm để tìm ra khu mỏ chứa kho báu kim loại quý này.
Tập đoàn Meisheng (Trung Quốc) đã đầu tư gần 150 triệu NDT vào dự án tìm kiếm mỏ vàng và bắt đầu khai thác từ cuối năm 2015. Công suất khai thác vàng hàng năm sẽ đạt khoảng 3 tấn, tương đương 1 tỷ NDT/năm.
Theo Phòng tài nguyên và địa chất, khu mỏ vàng tọa lạc trên vành đai khoáng sông Narat-Hongliu nên một số chuyên gia địa chất cho rằng, khu vực này rất có thể còn một vài mỏ quặng khác.
Vàng có độ dẻo, tính dẫn điện và nhiệt tốt, khả năng chống ăn mòn cao nên đã trở thành sự lựa chọn vật liệu tốt nhất cho các dây dẫn và điểm tiếp xúc khác nhau trong các sản phẩm điện tử. Dây liên kết trong chip cao cấp, dây kết nối chip silicon với chân cắm thường được làm bằng vàng.
Về công nghệ, đầu tiên, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát triển công nghệ và thiết bị tiên tiến. Cụ thể, Trung Quốc phát triển cảm biến trên không siêu nhạy điều khiển từ xa cho phép phát hiện dấu vết nhiệt cực nhỏ tạo bởi quặng với độ chính xác chưa từng có trong khu vực rộng.
Cùng với đó, nhóm nghiên cứu cũng tạo ra một máy khoan với mũi khoan đặc biệt để lấy mẫu vật từ độ sâu lớn hiệu quả hơn so với trước, đồng thời tăng tốc phân tích dữ liệu bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo.
Để khai thác kho báu tài nguyên vàng, Trung Quốc đã sử dụng cỗ máy thông minh sử dụng phần mềm điều khiển tự động, bộ điều khiển được tích hợp với hệ thống máy chủ trung tâm. Nhờ đó, cỗ máy này không chỉ để phát đất đá mà còn có thể thu thập và quản lý nhiều thông tin khác nhau xung quanh môi trường mỏ kho báu tài nguyên.
So với các cỗ máy truyền thống cần sự điều khiển của người vận hành, cỗ máy thông minh này không người lái có thể tự vận hành và có thể làm việc 24 giờ/ngày, nâng cao hiệu quả công việc đáng kể. Đồng thời, máy khoan, máy xúc không người lái có thể làm việc trong môi trường khắc nghiệt như nhiệt độ cao và thấp, khí độc… từ đó bảo vệ sự an toàn cho người vận hành.
Hơn nữa, người điều hành chỉ cần nhấp chuột để thực hiện các hoạt động của máy hoạt động trên công trường. Theo đó, các máy cắt, băng tải, máy chuyển và các thiết bị chuyên khoan lỗ sẽ chạy nối tiếp nhau. Toàn bộ quá trình tách biệt khỏi con người và máy móc nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Đáng chú ý, trong quá trình khai thác, các camera AI có độ phân giải cao được trang bị để giám sát để đạt được mục tiêu tiết kiệm năng lượng và điều chỉnh tốc độ. Một máy đo được lắp đặt để phát hiện mức độ của quá trình đào khối đá nhằm đạt được sự liên kết hệ thống. Thông qua xây dựng cơ sở hạ tầng và tích hợp hệ thống thông tin thông minh, quy trình đào đã không cần người trực.
Hệ thống nền tảng cấp điện thông minh tích hợp để truyền tải dữ liệu theo thời gian thực, có chức năng kiểm soát từ xa. Hệ thống này được trang bị điều khiển truy cập thông minh, camera độ phân giải cao và các phương tiện khác để thực hiện chuyển đổi năng lượng.
Theo Minh Tiến/Soha