Đó là quốc gia này đã tạo ra một lá cờ với chất liệu đặc biệt để tàu đổ bộ của nhiệm vụ Hằng Nga 6 giương lên trên Mặt Trăng vào hồi đầu tháng 6.
Các nhà khoa học quốc tế không ngớt lời khen ngợi, trầm trồ sau khi biết thông tin về chi tiết và cách chế tạo lá quốc kỳ này của Trung Quốc. Đây cũng là quốc kỳ đầu tiên trên thế giới được giương lên ở phía xa của Mặt Trăng.
|
Hình ảnh mô phỏng phi hành gia Trung Quốc chinh phục Mặt Trăng. (Ảnh: Indian Express). |
Lá cờ của tàu Hằng Nga 6 có cùng kích thước với lá cờ trong nhiệm vụ Hằng Nga 5 cắm ở phía gần của Mặt Trăng, khoảng 30 cm x 20 cm, tương đương tờ giấy A4. Được biết, quốc kỳ Trung Quốc đã được thiết kế với đặc tính bền vững đáng kinh ngạc. Cờ được làm từ vật liệu bazan siêu nhẹ và có khả năng cách nhiệt, chống lại sự bức xạ mạnh mẽ, và mỏng hơn cả sợi tóc con người. Các chuyên gia từ Đại học Dệt may Vũ Hán cùng với Tập đoàn Vũ trụ Trung Quốc Sanjiang đã đẩy mạnh sự phát triển của vật liệu này, vượt qua nhiều thách thức trong việc sản xuất và duy trì màu sắc.
Lá cờ này góp phần đánh dấu một bước tiến mới trong công nghệ vật liệu hàng không vũ trụ của Trung Quốc, hứa hẹn sẽ được áp dụng rộng rãi trong tương lai, từ trang phục vũ trụ đến cơ sở trên Mặt Trăng. Công nghệ này cũng mở ra tiềm năng sử dụng trong sản xuất trang phục chống cháy và bảo hộ, với chi phí thấp hơn so với các vật liệu khác như sợi thạch anh hay sợi carbon, mang lại hiệu quả kinh tế cao cùng với khả năng chịu nhiệt độ lên tới 1.600 độ C.
Lá cờ này cũng là một minh chứng cho khả năng sáng tạo và kỹ thuật của Trung Quốc trong lĩnh vực khám phá không gian.
Theo Hai Xia/ĐSPL