Tìm thấy loại rượu lâu đời nhất trong mộ cổ của một quý tộc

Google News

Nhờ môi trường kín của ngôi mộ nên rượu mới còn nguyên vẹn trong suốt 2.000 năm.

Trong khi khai quật một ngôi mộ La Mã ở Carmona, Tây Ban Nha, các chuyên gia đã phát hiện ra những bộ xương còn sót lại của sáu cá nhân, bên cạnh đó còn có một chiếc bình thủy tinh chứa chất lỏng màu đỏ với niên đại hơn 2.000 năm. Các nhà nghiên cứu xác định chất lỏng này là loại rượu lỏng lâu đời nhất từng được phát hiện, có nguồn gốc từ Andalusia thuộc La Mã. Người đứng đầu nghiên cứu là Giáo sư José Rafael Ruiz Arrebola từ Đại học Córdoba đã tiết lộ những hiểu biết mang tính đột phá về các tập tục tang lễ của người La Mã cổ đại cũng như việc bảo quản rượu vang.

 Tim thay loai ruou lau doi nhat trong mo co cua mot quy toc
Ngôi mộ được phát hiện bởi một gia đình người Tây Ban Nha khi đang sửa chữa nhà riêng.

Nghiên cứu được thực hiện tại Dịch vụ Hỗ trợ Nghiên cứu Trung tâm (SCAI) của Đại học Córdoba và công bố trên Journal of Archaeological Science: Reports. Quá trình phân tích tập trung vào các yếu tố khác nhau, bao gồm mức độ pH, sự vắng mặt của chất hữu cơ, sự hiện diện của muối khoáng, các chất đặc biệt và các hợp chất hóa học. Theo tờ The Guardian, việc so sánh những kết quả này với các loại rượu vang hiện đại từ Montilla-Moriles, Jerez và Sanlúcar đã cung cấp những manh mối đầu tiên.

Tim thay loai ruou lau doi nhat trong mo co cua mot quy toc-Hinh-2
(a) và (b) Phòng tang lễ - (c) Chiếc bình trong hốc 8 - (d) Hộp chì đựng chiếc bình.

Việc xác định chính xác phụ thuộc vào việc phát hiện polyphenol, dấu vết sinh học có trong tất cả các loại rượu vang. Bằng cách sử dụng các kỹ thuật tiên tiến, nhóm nghiên cứu đã xác định được 7 loại polyphenol cụ thể cũng được tìm thấy trong chai rượu vang 2.000 năm tuổi. Sự vắng mặt của axit syringic, một loại polyphenol có trong rượu vang đỏ, cho thấy loại rượu cổ này ban đầu có màu trắng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng sự vắng mặt của axit syringic đôi khi còn do thời gian.

Tim thay loai ruou lau doi nhat trong mo co cua mot quy toc-Hinh-3
Cận cảnh bình đựng loại rượu lâu đời nhất thế giới.

Về ngôi mộ nơi phát hiện ra rượu vang, những bộ xương được tìm thấy bên trong thuộc về hai người đàn ông và hai phụ nữ, cùng với hai người khác chưa rõ danh tính.Rượu được bảo quản trong chiếc bình cùng với hài cốt xương hỏa táng của một người đàn ông là một nghi lễ chôn cất phổ biến trong giới thượng lưu La Mã. Bên cạnh đó, chiếc bình của người đàn ông chứa rượu, một chiếc nhẫn vàng và những mảnh xương còn chiếc bình của người phụ nữ đựng những viên ngọc hổ phách, một lọ nước hoa có mùi hoắc hương và những mảnh vải lụa. Những khác biệt này cho thấy mỗi giới tính sẽ có các nghi lễ và chuẩn mực xã hội riêng.

Việc phát hiện ra chai rượu cổ niên đại 2 thiên niên kỷ cung cấp một cái nhìn hiếm hoi về các nghi lễ tang lễ của người La Mã cũng như cuộc sống, phòng tục thời đó nói chung, làm sáng tỏ các khía cạnh văn hóa và xã hội của La Mã cổ đại. Nhờ môi trường kín của ngôi mộ nên rượu mới còn nguyên vẹn đến tận ngày nay. Hiện các nghiên cứu về loại rượu vang cổ này vẫn được diễn ra tích cực. 

Theo SHTT&ST