Theo Independent, hài cốt của loài vượn mới được tìm thấy trong ngôi mộ của Hạ Cơ phu nhân, bà nội của Tần Thủy Hoàng - vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa.
|
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Ảnh minh họa. |
Ngôi mộ cổ của Hạ Cơ phu nhân nằm ở cố đô Trường An, được khai quật lần đầu vào năm 2004. Ngôi mộ ước tính có niên đại 2.200 năm.
Trong giai đoạn này, vượn thường được coi là động vật “danh giá, được giới quý tộc Trung Quốc nuôi làm cảnh.
Qua quá trình khai quật và nghiên cứu, các chuyên gia còn phát hiện 12 hố chôn cất, với nhiều hài cốt động vật như báo hoa mai, gấu, sếu, linh miêu và nhiều loài vật nuôi khác.
Điều khiến các nhà khảo cổ ngạc nhiên là hộp sọ nguyên vẹn và bộ hài cốt vượn không giống với bất cứ loài vượn nào ngày nay.
Tiến sĩ Samuel Turvey, nhà bảo tồn sinh vật học của Anh nói: “Những gì chúng tôi tìm thấy rất khác so với bất cứ loài vượn nào còn tồn tại đến ngày nay”.
|
Loài vượn thời cổ xưa ở Trung Quốc khác hẳn với những loài vượn ngày nay. |
Không được chính quyền Trung Quốc cho trích xuất AND, các nhà nghiên cứu tạo ra mô hình 3D hộp sọ vượn và so sánh với 20 loài vượn hiện nay.
Họ đặt tên loài vượn mới là Junzi imperialis. Theo đó, vượn Junzi có trán dốc, xương gò má hẹp và lông mày gồ ghề hơn so với các loài vượn khác. Răng hàm của con vượn này cũng có kích thước bất thường.
Con vượn trong ngôi mộ cổ có thể từng là vật nuôi yêu thích của Hạ Cơ phu nhân. Đáng tiếc là loài vượn này đã tuyệt chủng, có thể là do các hoạt động của con người như săn bắn và phá rừng.
Bên cạnh đó, khu vực ngôi mộ Hạ Cơ phu nhân nằm ở cố đô Trường An, thuộc tỉnh Thiểm Tây, cách môi trường sống gần nhất của loài vượn tới 1.200km.
Con vật này trở thành "thú cưng" của Hạ Cơ phu nhân có thể là do cống phẩm chuyển đến Trường An từ nơi khác.
Theo Đăng Nguyễn/Dân Việt