Một nghiên cứu mới cho thấy, một tiểu hành tinh khổng lồ đã tiêu diệt loài khủng long vào cuối kỷ Phấn trắng (145 triệu đến 66 triệu năm trước) nhưng lại khiến các loài hoa nở rộ sau đó.
Trái đất đã mất 3/4 số loài, bao gồm tất cả các loài khủng long, khi một tiểu hành tinh tấn công Bán đảo Yucatán của Mexico 66 triệu năm trước. Các nhà khoa học gọi thời kỳ đại hồng thủy này là sự kiện tuyệt chủng hàng loạt kỷ Phấn trắng-Cổ sinh (K-Pg).
|
Trong khi tiểu hành tinh tiêu diệt khủng long đã quét sạch nhiều loài thực vật có hoa vẫn sống sót sau sự tuyệt chủng hàng loạt. (Ảnh: Shutterstock)
|
|
Để tìm hiểu thêm về cách thực vật có hoa phản ứng với sự kiện tuyệt chủng K-Pg, các tác giả của nghiên cứu mới đã xem xét các dòng thực vật có hoa chính được lập bản đồ trước đây từ đột biến ADN của hàng nghìn loài.
Họ sử dụng các mô hình toán học để ước tính rằng, các loài thực vật có hoa có tốc độ tuyệt chủng tương đối ổn định theo thời gian mà không có bằng chứng nào về sự tuyệt chủng hàng loạt. Theo nghiên cứu, điều này có nghĩa là trong khi các loài riêng lẻ bị biến mất trong sự kiện này thì các nhóm họ lớn hơn vẫn sống sót.
Hầu hết các họ thực vật có hoa mà chúng ta thấy ngày nay đều xuất hiện trước sự kiện K-Pg, với tổ tiên của các loài lan, mộc lan và bạc hà hiện đại sống cùng với khủng long. Sau sự tuyệt chủng của K-Pg, các loài thực vật có hoa còn sống sót đã lan rộng và đa dạng hóa.
Đồng tác giả nghiên cứu, Santiago Ramírez-Barahona, nhà nghiên cứu tại Đại học California, Mỹ, cho biết: “Thực vật có hoa có khả năng thích nghi đáng chú ý: chúng sử dụng nhiều cơ chế phân tán và thụ phấn bằng hạt, một số đã nhân đôi toàn bộ bộ gien và một số khác đã phát triển những cách mới để quang hợp. Sức mạnh của hoa là thứ khiến chúng trở thành những kẻ sống sót thực sự trong thiên nhiên".
Theo Hà Thu/Tiền phong