Siddharth Krishnamoorthy, một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ thuộc Phòng thí nghiệm Phản lực Động học của NASA và là thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết, khí quyển của sao Kim có áp suất khí quyển cao gấp 90 lần so với trên Trái đất, bề mặt chứa nhiều lớp axit sunfuric và hiển nhiên môi trường của nó tương đối khắc nghiệt.
Chính vì vậy, có khá nhiều hiện tượng thay đổi địa chất kỳ lạ xảy ra trên bề mặt hành tinh này, các chuyên gia cho rằng đó chính là một kiểu động đất.
|
Nguồn ảnh: Space. |
Để theo dõi hiện tượng kỳ lạ trên sao Kim này, các chuyên gia quyết định triển khai một thiết bị là quả cầu không gian công nghệ cao, có thể tồn tại trong môi trường áp suất cao, nhiệt độ cao tới 426 độ C, đi kèm với một cảm biến thiên văn, được thả vào trong khí quyển Kim tinh, cách bề mặt khoảng 56 km.
Các chuyên gia nói: “Những trận động đất thường xảy ra trên sao Kim về lý thuyết sẽ tạo ra các tầng dao động sóng dư chấn. Lúc này, hệ thống cảm biến sẽ lập tức nhận diện phân tích, xác định vị trí chính xác quy mô, thời gian, cấu trúc trận động đất đó là như thế nào”.
Vậy nên, quả cầu này góp phần giúp khoa học hiểu biết rõ hơn về cách thức hoạt động ,tiến hóa của sao Kim.
Xem thêm video:Ngôi sao lớn nhất vũ trụ - Nguồn video: Khoa học vũ trụ và khám phá.
Huỳnh Dũng (theo Space)